U23 Việt Nam thiếu sân tập và chuyện Honda dẫn dắt đội tuyển Campuchia

Chủ nhật, 12/08/2018 20:56 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Hai câu chuyện có vẻ chẳng liên quan, nhưng nếu xét ở góc độ chuyên môn thì đó là câu chuyện liên quan nhiều đến vị thế của bóng đá Việt Nam.

Ngay cả bóng đá Việt Nam cũng chưa từng chào đón một ngôi sao đương thời nào nổi tiếng cỡ Keisuke Honda để dẫn dắt các ĐTQG. Honda 32 tuổi và vừa giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế, sau khi trở về từ FIFA World Cup 2018, giải bóng đá thế giới thứ 4 liên tiếp anh khoác áo đội tuyển Nhật Bản. Honda đã ký vào bản hợp đồng 2 năm với LĐBĐ Campuchia và nhận được sự ủng hộ lớn.

"Tôi sẽ giúp bóng đá Campuchia phát triển", Keisuke nói. Bóng đá Campuchia đang đánh thức tiềm lực và không giấu tham vọng trở thành một đối trọng thực sự trong làng bóng đá khu vực và châu lục. Kể từ tháng 4/2015, họ đã đưa về 4/5 các HLV và 2 trong số đó là người Nhật Bản (Kazunori Ohara và Keisuke Honda), 2 người còn lại quốc tịch Hàn Quốc và Brazil, đều khá nổi tiếng.

Vượt khó khăn, U23 Việt Nam 'luyện công' thế nào ở buổi đầu tiên?

Vượt khó khăn, U23 Việt Nam 'luyện công' thế nào ở buổi đầu tiên?

Do BTC đẩy giờ tập của U23 Việt Nam lên 20h00 so với 18h00 ngày 12/8 như dự kiến ban đầu nên HLV Park Hang Seo đã quyết định hủy tập ở sân Sutasoma 2, cách khách sạn Harper Lippo Cikarang nơi đội tuyển đồn trú tới 48km.

Năm 2016, khi VCK U16 Đông Nam Á mở rộng được tổ chức tại Thủ đô Phnom Penh, người viết đã cảm nhận được tiềm năng của bóng đá nước này, dù U16 Campuchia phải dừng chân ở bán kết. Hệ thống sân bãi tập luyện đạt chuẩn và bóng đá học đường Campuchia phát triển rộng khắp. 11 đội bóng được xếp lịch tập đâu ra đó, tại các sân bóng thuộc các trường Trung học, ở nội thị và ngoại ô Phnom Penh.

Sân bãi và cơ sở hạ tầng phát triển bóng đá cộng đồng, bóng đá học đường, thực sự là vấn đề nhức nhối với phần lớn các quốc gia Đông Nam Á và có lẽ ngoại trừ Thái Lan và Campuchia. Ví như ngay tại Tây Java, Indonesia, địa điểm đăng cai môn bóng đá nam ASIAD 18 lần này, cũng không đủ sân tập, khiến đội tuyển U23 Việt Nam phải tập chay trên mặt đường nhựa, tại khu đất đang được "phân lô bán nền" cạnh khách sạn, để chuẩn bị cho trận ra quân gặp Pakistan đấy thôi.

Xem trực tiếp bóng đá Asiad. Trực tiếp bóng đá nam U23 Asiad

Xem trực tiếp bóng đá Asiad. Trực tiếp bóng đá nam U23 Asiad

Xem trực tiếp bóng đá nam Asiad 2018, lịch thi đấu bóng đá Asiad, lịch thi đấu U23 Việt Nam, chung kết futsal châu Á Thái Sơn Nam vs Mes Sungun (Iran).

Tất nhiên, công tác chuẩn bị rơi vào thế bị động của đội tuyển U23Việt Nam, thì cũng phải "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Nếu không có một mối quan hệ tốt, nước chủ nhà hoàn toàn có thể "ép" chúng ta. Bóng đá Việt Nam vốn dĩ chỉ có vị thế và tiếng nói khá khiêm tốn trên trường châu lục. Tại khu vực Đông Nam Á, chúng ta mới chỉ 1 lần lên ngôi, AFF Cup cách đây đã 10 năm, còn HCV SEA Games vẫn chỉ như "Mộng Kinh Kha".

Với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Saudi Arabia..., những nền kinh tế hàng đầu và nền bóng đá hàng đầu châu lục, thử hỏi chủ nhà Indonesia có "dám" ép họ không?! Cũng tựa như việc đội tuyển U23 Việt Nam (và Uzbekistan) phải chơi bóng trên mặt sân ngập tuyết ở Thường Châu hồi đầu năm 2018, nhưng nếu là Nhật Bản hay Hàn Quốc, họ hoàn toàn có thể đưa ra điều kiện với nước chủ nhà Trung Quốc.

Sự thành bại của một chiến dịch hay một chiến lược, lại bắt đầu từ những chi tiết nhỏ, công tác chuẩn bị và sự đầu tư có lớp lang. Hãy để mắt tới Campuchia từ lúc này, dù họ không cử đội tuyển Olympic tham dự ASIAD 18.

TUỲ PHONG

 

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›