- HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U19 Việt Nam chỉ có một ngôi sao duy nhất'
- U19 Việt Nam hưởng lợi từ thể thức thi đấu mới của AFC
- Bất chấp kết quả trận Nhật Bản, U19 Việt Nam vẫn được thưởng tiền tỷ
Cầu thủ châu Á đầu tiên tỏa sáng ở U20 World Cup có lẽ là Choi Soon-Ho. Tiền đạo sinh năm 1962 lập một cú đúp trong thắng lợi 4-0 của U20 Hàn Quốc trước U20 Italy hôm 3/10 tại U20 World Cup 1981. Đúng 8 ngày sau, đến lượt Khalid Salman (U20 Qatar) trở thành cầu thủ châu Á đầu tiên lập hat-trick vào một đội tuyển Brazil ở tứ kết. Sau này, cả Choi và Salman đều trở thành các huyền thoại của Hàn Quốc và Qatar.
Nhưng ngày ấy, khi việc chuyển nhượng xuyên lục địa chưa phát triển, Choi Soon-Ho và Khalid Salman không có điều kiện để chuyển sang châu Âu thi đấu. Gần 2 thập kỷ sau, các hậu bối của họ mới bắt đầu cuộc chinh phục cựu lục địa.
Sau Nakata, các cầu thủ Nhật Bản và Hàn Quốc liên tiếp tiến sang châu Âu nhờ bàn đạp U20 World Cup. Năm 1997, bộ ba Shunsuke Nakamura, Shinji Ono, Atsushi Yanagisawa tỏa sáng trước khi lần lượt gia nhập Reggina, Feyenoord và Sampdoria. Giải năm ấy, Yanagisawa ghi 4 bàn, xếp trên Michael Owen và Thierry Henry trong cuộc đua Vua phá lưới.
2 năm sau tại Nigeria 1999, Naohiro Takahara ghi 3 bàn, đưa U20 Nhật Bản tới ngôi Á quân trước khi gia nhập Hamburg. Danh sách các ngôi sao Đông Á còn kéo dài với hàng loạt những tên tuổi lớn như Park Chu-young (Hàn Quốc, U20 World Cup 2005), Shinji Kagawa (Nhật Bản, 2007), Kim Bo-Kyung (Hàn Quốc, 2009), Ryu Seung-woo (Hàn Quốc, 2013)...
Giấc mơ chơi bóng tại cựu lục địa thông qua cửa U20 World Cup là có thật. Ảnh: Thanh Hà
So với các đội tuyển Trung Đông, người Đông Á làm tốt hơn hẳn. Xu hướng này ngày càng mạnh mẽ hơn trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây. Đó rõ ràng là một gợi ý thú vị cho U19 Việt Nam của HLV Hoàng Anh Tuấn.
Nếu chơi tốt tại U20 World Cup, các cầu thủ Việt Nam hoàn toàn có thể lọt vào tầm ngắm của những CLB châu Âu. Giấc mơ chơi bóng tại cựu lục địa, vì thế, là có thật.
Tags