(Thethaovanhoa.vn) - Sự đột phá của BTS vào dòng chính thống quốc tế không chỉ làm thay đổi âm nhạc mà còn thách thức nhận thức truyền thống của phương Tây về vẻ đàn ông.
- BTS công bố những bức ảnh đầu tiên cho lần trở lại với ‘Love Yourself: Answer’
- Đánh bại EXO, BLACKPINK, BTS thắng lớn tại ‘Teen Choice Award 2018’
- Đạo diễn lừng danh chê BTS phẫu thuật thẩm mỹ và ẻo lả, ARMY nổi điên
Trong các ngành khoa học xã hội, "tính nam độc hại" là một trong những tác hại mà chế độ phụ hệ gây ra cho nam giới.
Cụ thể, tính nam độc hại là những đặc tính tiêu cực mà xã hội gán cho đàn ông như hung hãn, vô tâm, trăng hoa, vv.... Theo định nghĩa này thì một "người đàn ông đích thực là người cứng, vô cảm và thích áp đặt. Về thể chất, đó là người vạm vỡ và tất nhiên không "xinh trai".
Ở phương Tây, vẻ nam tính của người châu Á vốn không được đánh giá cao nhưng giờ cuộc chơi đó đang thay đổi và K-pop hiện là một trong những "người chơi" chính.
Các nhóm nhạc biểu tượng nam như BTS đang "lật ngược" vẻ nam tính độc hại khi diện mạo của họ là sự kết hợp giữa nam tính và nữ tính.
BTS đang xác định lại vẻ nam tính theo nhiều cách, song một trong những cách rõ nhất của họ là qua thời trang. Các thành viên của BTS trông rất điển trai trong những bộ comple và những bộ trang phục khác song họ không hề ngại thử nghiệm.
Các thành viên đều mặc những bộ trang phục có màu sắc sáng sủa và trông "ẻo lả như đàn bà" và thậm chí còn dùng các đồ phụ kiện vốn của phụ nữ như đeo hoa tai và vòng cổ.
BTS còn trang điểm khi trình diễn và cả những lúc không đứng trên sân khấu, tích cực chăm sóc da.
Ở phương Tây, những người đàn ông thực hiện các chế độ dinh dưỡng và làm đẹp bị xem là kém nam tính hơn những người có da thô, mặc mộc.
Nhưng tại sao phải vậy? Chỉ cần nhìn làn da "không tì vết" của J-Hope thì ai mà chẳng mong được như vậy.
Tuy nhiên, sự thể hiện vẻ vẻ nam tính của BTS không chỉ dừng lại ở đó. Bất cứ ai trưởng thành ở phương Tây đều từng nghe nói rằng "những người đàn ông thực thụ không khóc".
Nhưng các chàng trai của BTS lại chẳng hề ngại ngùng thể hiện đủ cung bậc cảm xúc của mình trước công chúng. Họ chẳng hề cố che giấu những giọt nước mắt của mình và còn cởi mở chia sẻ với người hâm mộ về những cuộc vật lộn, về hy vọng, ước mơ và cả những lo âu của mình.
Ở nhiều nền văn hóa, đàn ông thường che giấu cảm xúc bởi việc bộc lộ cảm xúc riêng vốn bị coi là có "vấn đề" về sức khỏe thần kinh.
Nhưng các thành viên của BTS, điển hình là Suga, đã tìm cách giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần trong một mixtape, trong đó anh kể về các cuộc chiến của mình khi đối diện với chứng trầm cảm và nỗi ám ảnh xã hội.
Các thành viên của BTS còn thoải mái bày tỏ tình yêu dành cho nhau, điều mà "những người đàn ông thực tụ" ở phương Tây không được khuyến khích làm. Trong Bon Voyage (chuyện hậu trường của BTS), BTS còn viết những lá thư bày tỏ các thành viên khác có ý nghĩa như thế nào đối với họ.
Mặc dù BTS (và K-pop nói chung) chưa đủ sức để loại trừ được "tính nam độc hại" song không ai có thể phủ nhận sức ảnh hưởng văn hóa rộng lớn của họ.
Các thành viên sống cuộc đời của mình một cách đích thực, qua đó khuyến khích mọi người từ bỏ những vai trò truyền thống về giới, hãy yêu thương bản thân.
Thông điệp về tinh thần cầu tiến và cá tính kết hợp với cách họ thể hiện bản thân hy vọng sẽ thay đổi tâm trí đồng thời truyền cảm hứng cho nhiều đàn ông châu Á vượt qua những khuôn mẫu tiêu cực và thể hiện chính mình.
Tuấn Vĩ
Theo Koreaboo
Tags