Tóm tắt Giải thưởng

"Giải thưởng được thành lập theo sáng kiến của gia đình Bùi Xuân Phái và báo Thể thao & Văn hóa nhằm tôn vinh sự nghiệp của Bùi Xuân Phái và tiếp nối tình yêu Hà Nội của ông. Giải thưởng được trao hàng năm cho những Tác giả , Tác phẩm , Ý tưởng , Việc làm có hàm lượng nghệ thuật và khoa học cao gắn bó với các mặt đời sống Hà Nội và thấm đượm một tình yêu Hà Nội "

Xem tiếp

Sách tranh 'Lặng phố': Một 'Bùi Xuân Phái' giữa phố cổ Hà Nội thời nay

19:00:00 07/08/2018

Chú thích ảnh

  (Thethaovanhoa.vn) - Lặng phố - tác phẩm nghệ thuật giới hạn số lượng bản in về Hà Nội - ra mắt công chúng vào tháng 2/2018 là sự kết hợp giữa họa sỹ 7x Phạm Bình Chương và nữ nhà văn 9x Lê Nguyễn Nhật Linh. Cuốn sách là sự kết hợp lần đầu tiên giữa văn chương cảm xúc duy mỹ và hội hoạ trường phái hiện thực ở Việt Nam, là sựđan xen giữa văn chương và những bức tranh đậm đà hương vị Hà Nội – nhất là một Hà Nội xưa cũ...

1. Gặp họa sĩ Phạm Bình Chương tại xưởng vẽ trên gác ba một căn nhà giữa phố cổ Hà Nội, anh chia sẻ: “Khởi nguồn cuốn sách là từ Nhật Linh. Nhận tin nhắn của hotgirl 9x này, tôi tưởng chỉ là đùa, nói cho vui, hoặc một đề nghị nhất thời. Nhưng vì ý tưởng quá táo bạo và thú vị nên tôi cũng nhận lời sẽ… suy nghĩ".

"Tôi không thể ngờ rằng,đó là sự khởi đầu của một quyết tâm nghiêm túc, cộng cùng những nỗ lực để thực hiện in ấn bằng được cuốn sách trong suốt 2 năm trời" – anh nói thêm – "Để rồi, cuối cùng, khi cầm sách trên tay, tôi phải ngỡ ngàng vì nó quá đẹp, quá chỉn chu, và thật sựđã được làm rất công phu".

Còn Nhật Linh chia sẻ, ý tưởng làm sách ra đời với nhiều lý do. Cô vừa là người viết sách, vừa là nhà sản xuất sách cho một công ty phát hành với hơn 7 năm kinh nghiệm.

“Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy tranh của anh Chương, tôi đã nghĩ ngay đến một cuốn sách mà ở đó, chỉ riêng phần tranh thôi đã rất đậm đà chất Hà Nội" – Linh kể - "Nếu tôi mời anh Chương ở vai trò người làm sách để xuất bản một cuốn sách tranh thì đây là câu chuyện rất đơn giản, vì tranh của anh Chương hoàn toàn có thể bán rộng rãi trên thị trường. Nhưng tôi muốn mời anh Chương hợp tác đồng tác giảở vai trò là người viết nên đã liều lĩnh liên hệđề xuất ý tưởng. Tôi cũng không nghĩ anh Chương ngạc nhiên đến thế và cuối cùng thì anh đã nhận lời”.

Chú thích ảnh
Quang cảnh buổi ra mắt sách "Lặng phố"

Tuy nhiên, theo lời Linh, hành trình làm sách tranh không hề dễ dàng, khi họ phải đầu tư từ thời gian, tâm trí, công sức, tài chính cho đến quá trình thiết kế, in ấn... Tổng cộng, đó là quá trình mất đến 2 năm để hiện thực hóa một ý tưởng thành một cuốn sách chắc chắn và dày dặn.

"Trong hai năm đó, công ty tôi đã sản xuất được hơn 30 cuốn sách cho các tác giả trong nước và nước ngoài. Nhiều lúc tôi đã muốn bỏ cuộc. Nhưng sự thu hút của những bức tranh, sự thôi thúc viết về Hà Nội qua đôi mắt mình khiến tôi có động lực tiếp tục hoàn thành” - Nhật Linh nói thêm.

Vẫn Linh kể: "Trong quá trình làm sách, khó nhất là khâu thiết kế, bởi từng bức tranh khi "bước vào" sách sẽ rất khác với việc được trưng bày ở không gian bên ngoài.Chèn chữ lên thì… xấu tranh, đặt chữ riêng ra thì cũng rời rạc vì tranh những kích thước thực tế khác nhau. Tôi đã phải làm việc với 5 người thiết kế khác nhau nhưng vẫnkhông hiệu quả..."

“Do vậy, phải có sự linh hoạt giữa các bức tranh để làm nổi bật bức tranh theo bố cục sắp đặt và sự phối màu trên giấy đã tráng. Có bức phải làm thủ công, lấy thước đo từng milimet, dùng kéo cắt bớt 1 chút để phù hợp. Làm xong, mang đi in vẫn còn sửa không dưới 10 lần…” - hoạ sỹ Phạm Bình Chương kể thêm.

2. Lặng phố gồm 95 bức tranh đẹp nhất chọn lọc về phố cổ Hà Nội được họa sĩ Phạm Bình Chương vẽ trong suốt hơn 10 năm làm nghề. Xen kẽ giữa những trang sách tranh là những tản văn ngắn ghi chép cảm xúc của Nhật Linh về một Hà Nội lặng phố. Hà Nội qua trang sách hiện lên đầy chất thơ, mang vẻ trầm mặc, tĩnh tại giữa cuộc sống xô bồ. Rất nhiều độc giả yêu quý đã bày tỏ sự trân trọng đối với cuốn sách nhất là những người Hà Nội xa quê muốn trở về hồi ức.

“Tên sách là do tôi đặt. Tôi nhìn ra trong tranh của anh Chương có một chữ“Lặng”. Tôi viết ngắn, kiệm chữít lời để dành những khoảng trống trang trắng cho độc giả có thời gian suy ngẫm lắng sâu cùng cảm xúc của riêng họ, giữa một Hà Nội thuộc về họ. ” – tác giả 9X này nói.

Chú thích ảnh
"Phố Hàng Bạc"- Một tác phẩm trong "Lặng phố"

Lặng phố chỉ in 500 bản duy nhất trên giấy mỹ thuật chất lượng cao và không tái bản, mỗi cuốn sách có đánh số thứ tự riêng, con dấu riêng. Các tác giả chia sẻrằng họ làm sách là để thoả mãn sự say mê và vì tâm huyết vì tình yêu Hà Nội chứ không phải để kinh doanh, bán đồng loạt. Thế nên , sáchmới in ấn cầu kì đựng trong hộp sách dày dặn và có túi xách riêng treo lên như một bức tranh nhỏ.

Dựđịnh trong tương lai Lặng phố có thể sẽđược tái bản bằng tiếng Anh và tiếng Nhật dành cho những người nước ngoài yêu Hà Nội, yêu văn chương và hội họa…

3. Lê Nguyễn Nhật Linh (sinh năm 1992 tại Hà Tĩnh) không phải người Hà Nội, nhưng viết sách từ năm 19 tuổi, đã xuất bản các tác phẩm bán được 2 vạn bản như: Nín đi con (tản văn 2011), Vị hôn (tuyển tập truyện ngắn)... và đặc biệt là Đến Nhật Bản học về cuộc đời (được NXB Trẻ tái bản lần thứ 10).

Còn họa sĩ Phạm Bình Chương sinh ra giữa phố cổ Hà Nội, ông nội có nhà may áo dài nổi tiếng ở phố Hàng Gà, bố là họa sĩ Phạm Công Thành - giáo sư có tiếng tại ĐH Mỹ thuật VN. Chính vì vậy, Phạm Bình Chương đến với hội họa là lẽđương nhiên.

Tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật VN, Phạm Bình Chương đi dạy học và cũng “quậy phá” đủ các thể loại, nhưng cuối cùng chọn vẽ phố cổ và hiện thực như một cơ duyên. Bởi chính anh tự nhận ra đó con đường và sở thích của mình.

Phạm Bình Chương yêu phố cổ đến mức, anh chọn một ngôi nhà 100 năm tuổi đểở và làm việc, và cuộc sống hàng ngày của anh là ở phố cổ và chui vào xưởng vẽ. Bây giờ, vì sự tiện lợi của cuộc sống gia đình, anh đã chuyển về ở một chung cư nhưng hàng ngày vẫn đến xưởng vẽ để sống cuộc sống giữa phố cổ Hà Nội đang biến đổi từng ngày.

Chương nói: “Sự gấp gáp, tranh đua xây đập, đặt biển quảng cáo… của phố cổ Hà Nội hôm nay càng khiến tôi thích vẽ, thích lưu giữ những giá trị chân thực, dù đây là việc không ai giao cả”.

Phạm Bình Chương từng có 4 triển lãm cá nhân gồm: Xuống phố (2004) và Xuống phố 2 (2007) tại Hà Nội, Câu chuyện bên lề đường (2005) tại TP.HCM và Golden Place (2012) tại New York Mỹ.

“Tranh của hoạ sỹ Phạm Bình Chương là những khung cảnh đời thường ẩn chứa tinh thần, lối sống của người Hà Nội xưa cũ khi Hà Nội ngày càng trở nên hiện đại. Dù khác thế hệ, nhưng càng xem tranh tôi nhận ra một Bùi Xuân Phái của hôm nay với những cảm thức đẹp về Hà Nội” – Nhật Linh chia sẻ thêm.

Các đề cử hạng mục giải Tác phẩm –Giải Bùi Xuân Phái

1. Tập thơ Ta còn em của nhà thơ Phan Vũ

2. Cuốn sách Văn nghệ Hà Nội những năm 1947-1954 của tác giả Lê Văn Ba

3. Sách tranh về Hà Nội mang tên Lặng phố của họa sĩ Phạm Bình Chương và nhà văn Nhật Linh

4. Phim Hà Nội của tôi (Mon Hanoi) của cựu Đại sứ Pháp tại Hà Nội Jean - Noel Poirier.

Lễ trao Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 11 năm 2018 dự kiến diễn ra vào ngày 27/8/2018 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Khởi động Giải thưởng Bùi Xuân Phái 2018: 11 năm cho một tình yêu Hà Nội

Khởi động Giải thưởng Bùi Xuân Phái 2018: 11 năm cho một tình yêu Hà Nội

Đã thành thông lệ, mỗi năm, giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 10 do báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) tổ chức lại diễn ra như một cột mốc để tôn vinh những tấm lòng vì Hà Nội và yêu Hà Nội.

Hoài An

Tin mới

Tin đã đăng

Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận của bạn

gửi ý kiến(Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)

  • (*)
  • (*)
  • (*)