Buổi họp lớp sau 20 năm phơi bày sự thật: Người giỏi nhất chưa chắc đã giàu nhất, xuất phát không quan trọng bằng nỗ lực

Thứ Hai, 01/05/2023 10:52 GMT+7

Google News
Cover

Đi họp lớp, không phải để so sánh thành tựu của nhau, cũng không phải để tận dụng các mối quan hệ xã hội, mà để xem đâu là điều quyết định thành và bại sau chặng đường dài.

Hai mươi năm là khoảng thời gian đủ để thay đổi một người. Những dấu ấn của thời gian và cuộc đời đều in khắc rõ rệt trên ngoại hình, gương mặt. Sau hai thập kỷ ra trường, dù là bất cứ ai, bạn cũng nên tham gia một buổi họp lớp.

Trong các bạn học cũ, có những người đặc biệt xuất sắc nhưng lại khiến người khác phải trầm trồ. Họ chỉ là một trong vô số con người bình thường của thời đại này. Thế nhưng, cách họ làm chủ cuộc đời của mình lại khiến tôi nhìn ra một vài quy tắc.

Sự có mặt này không phải để so sánh thành tích cũng không phải để tranh thủ "dựa hơi" sự thành công của bạn cùng lớp, mà để nhìn lại bản thân sau một chặng đường dài.

 1. Cuộc sống cần có sự kết nối, xuất phát điểm không phải điều quá quan trọng

Không có trường mẫu giáo tốt thì sẽ không có trường tiểu học tốt. Không có trường tiểu học tốt thì sẽ không có trường trung học cơ sở tốt. Không có trường trung học cơ sở tốt thì sẽ không có trường đại học tốt. Không có trường đại học tốt thì sẽ không có một công việc tốt. Trên thực tế, có những người may mắn khi sinh ra đã có một cuộc sống có thể cất cánh bất cứ lúc nào.

Đối với những người mới 18 tuổi năm ấy, việc thi đỗ đại học là cả một thắng lợi. Có hơn 40 người trong lớp và có 30 người đã thi đỗ. Một số đi làm ngay sau tốt nghiệp cấp 3, một số học đại học, một số học cao đẳng... Như vậy, mỗi người bắt đầu với xuất phát điểm khác nhau.

Nhưng sau một chặng đường dài và ổn định khi gần 40, họ phát hiện ra sự chênh lệch về địa vị không lớn. Ít ra khoảng cách này cũng không lớn bằng sự chênh lệch về điểm số của kỳ thi tuyển sinh đại học.

Chúng ta còn một chặng đường dài sau khi tốt nghiệp cấp 3 và những thành tựu tạm thời tuổi 18 không phải là cơ sở để xác định thành tựu cuối cùng của một người.

Buổi họp lớp sau 20 năm phơi bày sự thật: Người giỏi nhất chưa chắc đã giàu nhất, xuất phát không quan trọng bằng nỗ lực - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

 2. Tu dưỡng bản thân không bao giờ thừa

Nhà văn Nhật Bản Soichi Oya từng nói: "Gương mặt một người cũng giống như tờ lý lịch". Đó là những thông tin về con người, tính cách mà dù có trang điểm tinh tế, đắt tiền đến mấy cũng khó lòng che giấu. Từng đặc điểm đều là nét khắc của cảm nhận về cuộc sống, trải nghiệm theo thời gian in lại trên gương mặt.

Vẻ bề ngoài liên quan mật thiết với nội tâm bên trong. Tướng do tâm sinh, bởi thế, bên trong tốt đẹp bên ngoài sẽ ưa nhìn. Một nhà tâm lý học từng nói: "Tâm tình của một người là như thế nào thì cuộc sống của người đó sẽ là như thế, vận mệnh của người đó cũng sẽ lại giống như thế".

Hãy dùng tâm niệm tốt để đối đãi với thế gian. Khi bạn làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều lạc quan, bạn sẽ phát hiện ra mọi thứ xung quanh đều trở nên tốt đẹp, phúc tướng của bản thân cũng bởi thế mà nhân lên nhiều phần.

Trong thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay, có thể thấy rõ rằng bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể bị thay thế bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo. Như vậy có phải năng lực của con người dần không còn quan trọng khi máy móc có thể thay thế và làm việc hiệu quả hơn? 

3. Không có thành công tuyệt đối

Sau 20 năm ra trường và nhìn lại chặng đường đã qua, hầu hết chúng ta sẽ nhìn nhận mọi việc bằng thái độ điềm tĩnh hơn. Lúc này, bạn sẽ nhận ra cuộc sống của họ cũng giống như cuộc sống của chúng ta, không liên quan gì đến nhau, không thể ảnh hưởng lẫn nhau.

Trong thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay, có thể thấy rõ rằng bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể bị thay thế bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo. Như vậy có phải năng lực của con người dần không còn quan trọng khi máy móc có thể thay thế và làm việc hiệu quả hơn? Không có thành công tuyệt đối. Những con người trước kia từng ganh đua điểm số, thông qua nhiều con đường khác nhau đều sống cuộc sống hạnh phúc của riêng mình. Hầu như không còn bận tâm đến sự so bì hơn thua.

Buổi họp lớp sau 20 năm phơi bày sự thật: Người giỏi nhất chưa chắc đã giàu nhất, xuất phát không quan trọng bằng nỗ lực - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Bạn sẽ thấy rằng không ai có cuộc sống đáng để ghen tị tuyệt đối và chẳng có hoàn cảnh nào có thể bị khinh thường. Nếu bạn tập trung sống tốt cuộc sống của mình, bạn sẽ đạt đến đỉnh cao của sự hạnh phúc trong cuộc sống.

4. Đời người như cuộc đua marathon, sức dai chí bền mới có thể về đích

Bắt đầu cuộc đua với rất nhiều thí sinh cùng xuất phát tại một thời điểm, với những vị trí có lợi thế khác nhau, nhưng chỉ sau 1/4 chặng đường, khoảng cách giữa mỗi người sẽ bắt đầu nới rộng. Và sau 3/4 hành trình, lợi thế xuất phát ban đầu không còn chiếm tác dụng gì cả. Tất cả chỉ dựa vào ý chí, sức bền và năng lực thực sự của mỗi cá nhân.

Người chạy nhanh nhất chưa chắc đã là người chiến thắng. Người chiến thắng là người có thể chạy đến cuối cùng, thế thôi.

Sau 20 năm ra trường và nhìn lại chặng đường đã qua, hầu hết chúng ta sẽ nhìn nhận mọi việc bằng thái độ điềm tĩnh hơn. Lúc này, bạn sẽ nhận ra cuộc sống của họ cũng giống như cuộc sống của chúng ta, không liên quan gì đến nhau, không thể ảnh hưởng lẫn nhau.

Nhà tuyển dụng: 'Vì sao nhiều người không thích đi họp lớp?' - Ứng viên phân tích ra 4 nguyên do, được nhận vào làm ngay

Thùy Anh (nguồn Aboluowang)

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›