(Thethaovanhoa.vn) - Vừa qua, một chú cá heo ở Argentina đã chết vì bị rất nhiều du khách vây xung quanh để chụp ảnh.
- Mẹ 'công chúa cá heo' Trương Lương Dĩnh khăng khăng con gái bị 'lừa tình'
- Phát hiện xác cá heo 2 đầu dạt vào bở biển Thổ Nhĩ Kỳ
- Dạy cá heo giao lưu với người ngoài trái đất
Sau khi thỏa thích vuốt ve, ôm nựng và chụp ảnh, nhóm du khách không lập tức đưa nó trở xuống nước đã khiến chú cá heo mắc cạn và tử vong. Theo chia sẻ từ các nhân chứng có mặt tại đó, nhóm du khách hô hoán rằng chú cá heo đã chết và thoải mái thi nhau chụp ảnh nhưng thực ra chú cá heo vẫn còn thở khi vừa được mang lên bờ.
Chú cá heo chết vì mắc cạn sau khi bị du khách lôi lên bờ. (Ảnh: Twitter/C5N)
Được biết, những câu chuyện đau lòng như thế không phải lần đầu tiên xảy ra tại nơi đây. Vào tháng 2/2016 một chú cá heo con đã chết vì mất nước sau khi được mang đi "diễu hành" như một chiếc cúp và liên tục vuốt ve bởi đám đông đang tắm nắng bên bãi biển. Sau khi thỏa thích chơi đùa, xác chú cá heo bị bỏ lại trơ trọi bên bãi cát.
Việc động vật hoang dã chết vì du khách mải mê chụp ảnh cũng đã từng xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Năm 2016, hai chú chim công trong vườn thú ở Trung Quốc đã chết vì sợ hãi khi liên tục bị du khách ôm chặt vào người để chụp ảnh. Thậm chí, nhiều chú nhím tại biển ở Italy cũng bị du khách lôi lên bờ và đồng thời đập vỡ vỏ của chúng để chụp ảnh.
Chú cá heo tử vong vì bị du khách lôi lên bờ để thi nhau chụp ảnh
Cách đây không lâu, một chú cá heo đã ra đi vì mắc cạn bởi trở thành "người mẫu" chụp ảnh bất đắc dĩ. (Ảnh: CEN/Hernan Coria)
Những sự việc trên tiếp tục là hồi chuông báo động về nạn ngược đãi động vật của không ít du khách chỉ vì mục đích duy nhất: chụp ảnh. Hiện nay một số địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới như: Bảo tàng Van Gogh (Amsterdam), nhà nguyện Sistine (Vatican), thánh địa Meca (Arab Saudi)… cũng đã ban hành lệnh cấm chụp ảnh tự sướng và đăng tải trên mạng xã hội.
B.T
Tags