(Thethaovanhoa.vvn) – “Đi chùa là để cho tâm an, thanh thản, chứ không phải để đi ngắm người. Nên tôi thường đi những chùa nhỏ, dơn sơ, vào những ngày không liên quan đến mùng một, ngày rằm... để ngắm hoành phi, ngắm kiến trúc chùa, ngắm tượng Phật, nghe âm thanh của tĩnh lặng và thi thoảng có tiếng mõ, tiếng chuông...” - ca sĩ Hà Linh chia sẻ.
- Nhà nghiên cứu Bùi Quang Thắng: Hãy đi lễ hội theo cách... 50 năm trước
- Thủ tướng yêu cầu công chức không đi lễ trong giờ hành chính
- VIDEO: Đi lễ chùa đầu năm ở Trường Sa
Đầu năm mới, dư luận sôi sục về những hình ảnh không đẹp về lễ hội. Những hình ảnh đó hầu hết không nằm ở bản chất của lễ hội, mà chủ yếu là do người đời - những người thực hành hay trẩy hội gây ra. Đi lễ hội như thế nào cho đúng, cho văn hóa, văn minh? Cùng báo Điện tử Thể thao & Văn hóa chia sẻ cách trẩy hội của một số nhân vật đáng chú ý. |
“Tôi đã chứng kiến nhiều cảnh mâm lễ la liệt đến nỗi bày ra cả sân. Người người chen lấn xô đẩy nhau, tiền lẻ la liệt khắp nơi, có người còn dúi cả vào tay tượng Phật...”
Nhưng dù cố tránh đám đông thật lực, nhiều khi nữ ca sĩ cũng vẫn gặp những cảnh dở khóc dở cười. Như năm nay, tránh mùng 1, Hà Linh đi chùa mùng 8 và lại gặp nhiều "áo dài cách tân" ren rúa lộn xộn. Nhiều chị còn hở hết cả mỡ bụng ở 2 góc xẻ 2 bên, và lộ da thịt dưới lớp ren rất mỏng ở sân chùa...
Hà Linh biểu diễn trong một lễ động thổ xây chùa
“Có thể, các chị em nghĩ áo dài là kín đáo, nhưng cũng nên biết lựa chọn chất vải, kiểu dáng...thích hợp để đi vào chùa hơn. Lại cũng có nhiều chị em mặc váy ngắn trên gối, hoặc áo mỏng....và nhiều người trẻ "selfie" tại sân chùa để up facebook, có một số người lại còn cúng lễ mặn nữa...” Hà Linh cho hay.
“Đức Phật từ bi chẳng chấp nhặt như chúng ta, nhưng chúng ta dù "người trần mắt thịt" thì cũng vẫn được tính là có mắt. Phải tự biết nhìn nhau mà rút kinh nghiệm, phải tự thấy ăn mặc, hành xử như vậy khi đi chùa vừa không đẹp về thẩm mỹ, vừa không đẹp về văn hoá tâm linh” – Hà Linh kết luận.
Hoài Thương (ghi)
Tags