- Cơ thể bị lão hóa sẽ có "2 lớn - 2 nhỏ": Lưu ý dấu hiệu ở bộ phận quen thuộc nhất nhưng lại thường bị bỏ qua
- 4 loại hoa cực đẹp thường được trưng trong nhà nhưng lại chứa chất độc không phải ai cũng biết
- Không có bệnh nhân cũng sẽ không có bác sĩ giỏi và câu chuyện 'góc khuất' lúc mới đi làm của bác sĩ 9X
- Tình trạng chó thả rông tấn công người gây thương tích: Hiểm họa nguồn bệnh từ những con chó lạ
Điều đáng lo ngại ở cúm H5N1 đó là triệu chứng tương tự cúm thông thường như ngạt mũi, đau nhức cơ thể, đặc trưng là ho khan, sốt lạnh...
Cúm A (H5N1) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường hô hấp. Người lành bị nhiễm khi tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm virus cúm A (H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.
Bệnh xảy ra ở tất cả lứa tuổi từ 4 tháng đến trên 80, tuy nhiên, dịch tập trung ở lứa tuổi dưới 40, cao nhất ở nhóm 10-19 tuổi.
Bệnh cúm A (H5N1) được chẩn đoán dựa các tiêu chuẩn sau:
- Tiền sử dịch tễ: Từng tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh cúm gia cầm, gia cầm bị bệnh hoặc từng ở khu vực đang lưu hành bệnh dịch cúm gia cầm trong vòng 7 ngày.
- Biểu hiện lâm sàng: Bệnh diễn biến cấp tính và có thể có các biểu hiện sau đây:
* Sốt trên 38 độ C, có thể rét run.
* Ho, thường ho khan, đau ngực, ít gặp triệu chứng viêm long đường hô hấp trên...
* Khó thở, thở nhanh, tím tái.
* Nghe phổi thấy có ran nổ, ran ẩm, nhịp tim nhanh, đôi khi có sốc.
* Các triệu chứng khác: Đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, rối loạn ý thức, suy đa tạng.
* X-quang phổi: Tổn thương thâm nhiễm lan tỏa một bên hoặc hai bên, tiến triển nhanh.
* Xét nghiệm công thức máu: Số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm.
Theo Cleveland Clinic, không thể chẩn đoán H5N1 chỉ thông qua triệu chứng, bởi biểu hiện của người bệnh giống với mắc cúm thông thường. Các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm bệnh phẩm lấy từ dịch mũi bệnh nhân.
Cúm gia cầm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng, bao gồm khó thở, viêm phổi, suy hô hấp hoặc suy hô hấp cấp tính. Người bệnh đôi khi bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị co giật, thay đổi tâm trạng, suy đa tạng hoặc sốc nhiễm trùng.
Cúm H5N1 được điều trị bằng thuốc kháng virus như Oseltamivir, Peramivir, Zanamivir.
Những người tiếp xúc thường xuyên với chim hoang dã, gia cầm có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Trong đó, nhóm dễ chuyển nặng là phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy yếu, người từ 65 tuổi trở lên.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cẩn thận nếu bạn tiếp xúc với vịt trời hoặc các loại chim dưới nước khác. Luôn rửa tay đúng cách, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng. Nếu xuất hiện triệu chứng ho, sốt sau khi đến một khu vực có dịch cúm gia cầm, hãy liên hệ với trung tâm y tế gần nhất.
Ngoài ra, để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm A (H5N1) lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
- Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Tuần trước, Bộ Y tế Campuchia ghi nhận thêm 12 người mắc cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Prey Veng, sau khi một bé gái 11 tuổi tử vong do nhiễm virus này.
Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng cho biết bé gái là trường hợp nhiễm H5N1 đầu tiên tại Campuchia kể từ năm 2014. Bệnh nhân ở tỉnh Prey Veng, sốt cao và ho vào ngày 16/2, được chẩn đoán mắc cúm gia cầm. Tình trạng xấu đi, em được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Phnom Penh, mất ngày 22/2.
Các quan chức y tế ở Campuchia đã lấy mẫu từ một con chim hoang dã chết tại khu bảo tồn gần nhà của bé gái này. Đồng thời, họ kêu gọi người dân trong khu vực tránh chạm vào những con chim chết và bị bệnh.
Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng cảnh báo cúm gia cầm có nguy cơ đặc biệt cao đối với những trẻ em cho gia cầm ăn, nhặt trứng gia cầm nuôi, chơi với chim hoặc dọn chuồng của gia cầm.
WHO cho rằng tình hình virus H5N1 lây lan ở Campuchia là "đáng lo ngại", đồng thời kêu gọi tất cả quốc gia nâng cao cảnh giác.
WHO đánh giá nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm H5N1 tại CampuchiaTags