Giấc mơ về 'phố Gầm Cầu' Hà Nội

Thứ Ba, 08/08/2017 14:08 GMT+7

Google News

Chú thích ảnh

(Thethaovanhoa.vn) - Cuối tháng 6, một thông tin từ UBND Hà Nội khiến giới chuyên môn khấp khởi: 127 vòm cầu cạn đường sắt chạy dọc từ phố Phùng Hưng tới ga Long Biên sẽ được nghiên cứu đục thông để sử dụng cho mục đích giao thông và văn hóa.

Những vòm cầu này tạo thành từ các trụ móng cầu cạn đường sắt do người Pháp xây dựng bằng đá hộc vào hơn 100 năm trước. Hiện tại, ngoài 4 vòm cầu vẫn được giữ làm đường giao thông,127 vòm còn lại đã bị bịt kín bằng xi măng từ thập niên 1980, khi chúng trở thành địa điểm của nhiều tệ nạn xã hội.

Chú thích ảnh

Thực tế, trong những năm qua, nhiều chuyên gia cũng đã lên tiếng về việc "trả lại" hình dáng cũ cho các vòm cầu cổ. Điển hình, năm 2003, trong một cuộc thi do mạng kiến trúc Ashui.com tổ chức, nhóm  tác giả Trần Ngọc Hiếu, Lê Hồng Minh đã đoạt giải C với ý tưởng mang tên Phố gầm cầu thức dậy. Hoặc, năm 2011, trong đề án tổ chức bảo tàng cầu Long Biên, KTS Việt kiều Nguyễn Nga cũng đề xuất kết hợp biến không gian tại các vòm cầu làm nơi trưng bày hàng lưu niệm truyền thống.

Nhưng, khi ý tưởng được chính thức đưa ra bởi lãnh đạo thành phố Hà Nội, câu chuyện rõ ràng đã có tính khả thi cao hơn, thay vì dừng lại ở "giấc mơ" của các KTS. Và càng đáng mừng, khi trước mắt,  UBND Hà Nội và quận Hoàn Kiếm đang chuẩn bị tiến hành khảo sát, xin ý kiến các chuyên gia trong nước và quốc tế về vấn đề này, bao gồm cả lĩnh vực khảo sát kết cấu chịu lực của đường sắt sau khi đục thông, quy hoạch công năng, thiết kế trang trí...

Khởi động giải thưởng Bùi Xuân Phái 2017: Vòng quay thứ 10 cho tình yêu Hà Nội

Khởi động giải thưởng Bùi Xuân Phái 2017: Vòng quay thứ 10 cho tình yêu Hà Nội

Tròn một thập kỷ tồn tại, giải thưởng Bùi Xuân Phái lần thứ 10 - 2017 được đánh dấu bằng một năm 'bội thu' của những tình yêu hướng tới mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, các vòm cầu này có kiến trúc độc đáo, gắn với nhiều câu chuyện đặc thù về về sinh hoạt thời Pháp thuộc, về những người vô gia cư thời chống Mỹ, về những gia đình chạy lụt từ bãi Phúc Xá... Và, nhiều người đã nhắc tới mô hình "phố Gầm Cầu" trên tuyến đường Viaduc des Arts nằm ở đại lộ Daumesnil 1-129 của Paris (Pháp) với việc tận dụng 64 vòm cầu tại đây làm quán cà phê, không gian thương mại... để trở thành một điểm nhấn của thành phố.

Như đánh giá chung của các chuyện gia, đó là ý tưởng đẹp, để biến một không gian nhếch nhác, đang được sử dụng vào nhiều mục đích như trông xe, nhà vệ sinh công cộng, buôn bán nhỏ lẻ... để trở thành một không gian văn hóa của cộng đồng.

Và, giấc mơ về "phố Gầm Cầu" phiên bản Hà Nội là một đề cử đáng chú ý ở hạng mục Ý tưởng, trong giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội năm nay.

10 năm Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà Nội.

Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà Nội lần thứ 10 năm 2017 và kỷ niệm 10 năm Giải thưởng sẽ diễn ra vào ngày 17/8 tới tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 - Lý Thường Kiệt Hà Nội).

Nhân dịp này, báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) phối hợp với Công ty Hữu Nghị Á Châu tổ chức đêm nhạc Tình yêu Hà Nội phố vào 20h ngày 26/8/2017 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô Hà Nội với sự tham gia của các nghệ sĩ: Thanh Lam - Tùng Dương - Hồng Nhung - Mỹ Linh - Tấn Minh, saxophone Hồng Kiên, ban nhạc Anh Em...

Vé bán tại Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô. Liên hệ mua vé: 024 2240 8887 hoặc 0904 599 169; website: www.acf.com.vn

Sơn Tùng
Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›