Các du học sinh phải cố gắng nhập gia tuỳ tục để bỏ được thói quen này trong bữa cơm khi đến Hàn Quốc.
Phong tục tập quán của các nước thể hiện qua nhiều mặt. Trong đó có phong tục ăn uống, văn hóa trong bữa ăn luôn được nhiều người quan tâm. Vì trong bữa ăn, nhiều sự giao lưu và nhiều câu chuyện hay ho luôn được mở ra.
Cũng nói về văn hoá ăn uống giữa các nước, thì câu chuyện để bát cơm như thế nào cũng được nhiều người quan tâm. Cụ thể câu chuyện này là cách sử dụng bát ăn cơm của người Hàn và người Việt vô cùng trái ngược.
Hai bàn ăn của hai nước Việt Nam - Hàn Quốc (Ảnh: toplist)
Qua lời “kể khổ” của anh chàng TikToker Wowsung, một người Hàn Quốc đã có nhiều năm sinh sống tại Việt Nam, thì khi ăn cơm tại đất Việt, anh chàng ảnh hưởng bởi bạn bè, đồng nghiệp về việc trong bữa ăn thì phải cầm bát cơm ăn mới được xem là lịch sự. Trong quan niệm của người Việt, khi ăn phải 1 tay bưng bát cơm, 1 tay cầm đũa, không được để bát cơm trên bàn rồi dùng đũa xúc cơm ăn. Nếu để cơm xuống bàn hay nền đất được xem là thiếu tôn trọng những người khác và thiếu lịch sự. Cách ăn cơm đó cũng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.
Còn tại quê hương của anh chàng thì chuyện cầm bát cơm lên ăn là vô cùng khó xem, thậm chí bị gọi là bất lịch sự. Để giải thích cho việc này, anh chàng kể rằng trong văn hóa của người dân Hàn Quốc thì do trước đây, người Hàn quan niệm rằng những người ăn xin bị bỏ đói lâu ngày vì quá đói nên mới phải nâng bát lên ăn thật nhanh để thỏa lắp cơn đói lâu ngày. Nên trên bàn ăn của người Hàn Quốc, bát cơm và canh phải được đặt ngay ngắn trên bàn, không được di chuyển.
Trái với người Việt, hành động này của người Việt lại thể hiện bất lịch sự. (Nguồn: Wowsung)
Cũng vì ở Việt Nam quá lâu nên đôi khi Wowsung lại quên mất chuyện này, đến khi về Hàn rồi phải nhiều lần tập mới bỏ được thói quen. (Nguồn: Wowsung)
Không chỉ có anh chàng Wowsung, nhiều TikToker đang du học sinh và làm việc tại Hàn Quốc cũng có gặp phải trường hợp tương tự. Nếu như Wowsung à một người Hàn sinh sống tại Việt Nam lâu nên bị chỉ ảnh hưởng đôi chút, thì các du học sinh lại là người Việt chính gốc, nên thói quen này vô cùng khó bỏ.
Cô nàng @miainkorean cũng phải rất cố gắng mới từ bỏ được thói quen này (Ảnh: @miainkorea
Mỗi nơi mỗi cảnh, nên khi đến một quốc gia nào đó thì chúng ta phải học hỏi và tuân theo quy tắc để thể hiện sự tôn trọng văn hoá. Cũng vì thế mà các du học sinh và người sinh sống tại nước ngoài, kể cả tại luôn ta thì họ vẫn luôn trau dồi, học hỏi để hoà hợp nhất có thể.
Tags