- Nền "kinh tế lười biếng" ngày càng bùng nổ bởi người trẻ chấp nhận vung tiền cho các dịch vụ để không phải làm việc nhà
- Sự trỗi dậy của “gia tộc ánh trăng”: Khi người trẻ chọn sống sang chảnh, du lịch vi vu nhưng chẳng thèm tiết kiệm một xu
- Tư vấn cho hơn 400 người trẻ, chuyên gia tài chính nhận ra 5 sai lầm về tiền bạc ai cũng mắc phải: Không thay đổi thì tuổi già cơ cực
Người trẻ hiện nay nỗ lực tích luỹ nhiều hơn cho tương lai. Tuy nhiên, việc cân bằng chi tiêu giữa nhu cầu và mong muốn trở nên khó khăn hơn trong thời kỳ kinh tế nhiều biến động.
Thu nhập không thấp nhưng khó để tiết kiệm
Shea German-Tanner ngay khi nhận tiền lương sẽ gửi một phần vào tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, đa phần cô sẽ phải rút về sớm để chi trả cho các chi phí sinh hoạt của bản thân. German-Tanner, 22 tuổi, hiện có khoảng 600 đô la trong tài khoản tiết kiệm của mình và chưa bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu.
Cô bạn đang là nhân viên xã hội ở Fort Wayne, Ind. kiếm được khoảng 40 nghìn đô la/ năm. German-Tanner cho rằng lạm phát đã cản trở khả năng tiết kiệm tiền. Những người trẻ tuổi bắt đầu tự chủ về mặt kinh tế đang vật lộn với việc làm thế nào để cân bằng giữa thu nhập và các ưu tiên chi tiêu mà vẫn tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp. Câu chuyện tiết kiệm đã trở thành nỗi lo lắng thường trực với những người chỉ mới ở độ tuổi 20. Khoản nợ của sinh viên, chi phí nhà ở và giá thực phẩm vẫn ở mức cao khiến người trẻ khó có thể cân bằng chi tiêu hàng ngày.
German-Tanner cho biết những người ở độ tuổi 20 thường được khuyến khích thực hiện các bước tài chính như xây dựng quỹ khẩn cấp, tiết kiệm cho hưu trí và trả nợ. Họ được khuyên nên đầu tư khi thị trường đi xuống và bắt đầu nghĩ về tương lai của mình càng sớm càng tốt. Phong trào FIRE (độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm) đã được ca ngợi trên nhiều nền tảng với những biện pháp lập ngân sách, mẹo để tiết kiệm tốt hơn.
“Tôi cảm thấy như những người ở thế hệ trước liên tục thúc đẩy mình làm những việc giống như họ đã làm ở độ tuổi 20. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại đã khác đi rất nhiều", Shea German-Tanner chia sẻ.
Theresa Fairless, nhà quản lý dự án 25 tuổi, cho biết ưu tiên của cô là trả hết các khoản vay sinh viên. Cô Fairless tốt nghiệp đại học năm 2018 với khoản vay hơn 75 nghìn đô la. Cho đến nay, khoản vay của cô còn khoảng 23 nghìn đô la. “Tôi là người phải tự giải quyết các khoản vay".
Cô đã sống ở nhà kể từ khi tốt nghiệp và gần đây đã cùng bạn trai chuyển đến một căn hộ gần đó. Bạn trai đang trả phần lớn tiền thuê nhà vì anh chàng kiếm được nhiều tiền hơn. Fairless, người kiếm được khoảng 65.000 đô la một năm, cũng đưa tiền cho mẹ hàng tháng kể từ khi cha cô qua đời và mẹ cô không có tiền tiết kiệm.
Khi Fairless còn sống ở nhà, cô đã đưa cho mẹ mình 300 đô la mỗi tháng. Bây giờ, con số này là 200 đô la. Cô ấy cũng tiết kiệm khoảng 160 đô la một tháng để nghỉ hưu, đặt 100 đô la vào danh mục đầu tư chứng khoán và cố gắng tiết kiệm từ 50 đến 200 đô la vào tài khoản tiết kiệm.
“Tôi luôn muốn quỹ khẩn cấp của mình ở mức 10.000 đô la. Tôi có nó ở đó, và tôi cảm thấy mình cần nó nhiều hơn nữa. Thành thật mà nói, tôi cảm thấy mình không chỉ tiết kiệm cho bản thân mà còn tiết kiệm cho mẹ vì tôi biết bà không có một đồng nào”, Theresa Fairless chia sẻ.
Kathia Ramirez, 24 tuổi, đang làm một số công việc bán thời gian trong khi chuẩn bị đăng ký vào đại học. Ramirez đang sống cùng với mẹ, chị gái và cháu trai, đã bỏ học trong thời kỳ đại dịch vì cô không muốn tham gia các lớp học trực tuyến. “Tôi thích sống ở nhà. Nó giúp tôi tiết kiệm tiền. Tôi có mối quan hệ rất tốt với gia đình mình".
Cô bạn đang làm rất nhiều việc cùng một lúc. Kathia Ramirez làm việc tại một nhà hàng hải sản Mexico, chỉnh sửa video cho mạng xã hội và nhập dữ liệu cho một công ty sản xuất kiếm được khoảng 2 nghìn đô la/ tháng. Cô bạn tiết kiệm từ 200 đến 300 đô la một tháng trong tài khoản tiết kiệm. Phần lớn chi tiêu của Kathia Ramirez là vào cửa hàng tạp hóa, xăng và quần áo. Cô ấy chưa nghĩ đến việc tiết kiệm để nghỉ hưu.
Lời khuyên tài chính dành cho những người trẻ
Zach Teutsch, nhà lập kế hoạch tài chính, gợi ý rằng những người trẻ tuổi nên tập trung vào các lựa chọn chi tiêu lớn thay vì những thứ xa xỉ nhỏ nhặt như uống cà phê hay các tài khoản xem phim. “Những mục tiêu lớn quan trọng hơn những mong muốn nhỏ. Trái ngược với một số lời khuyên ngoài kia, hầu hết những người ở độ tuổi 20 nên lo lắng nhiều hơn về công việc, nhà ở, phương tiện đi lại và bớt lo lắng hơn về những lần đi chơi cà phê hay tài khoản nghe nhạc hay xem phim".
Anh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một quỹ khẩn cấp để trang trải các chi phí khó lường trước được. Trong khi nhiều cố vấn tài chính đề nghị tiết kiệm chi phí từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt, đối với Zach Teutsch 100 đô la cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Những người trẻ tuổi nên bắt đầu tự học về tài chính cá nhân.
Haley Persichitte, 24 tuổi ở Denver, ưu tiên tập thể dục, rèn luyện sức khỏe . Cô bạn phải trả tiền thuê xe hàng tháng và tiền thuê nhà, đồng thời cũng thích ra ngoài ăn tối với bạn bè. Đồng thời, cô cố gắng tiết kiệm khoảng 600 đô la/ tháng, chủ yếu là cho những trường hợp khẩn cấp. Persichitte đã tiết kiệm được khoảng 15.000 đô la kể cả khi giá xăng và thực phẩm cao đã khiến việc tiết kiệm trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.
Brian Teitelbaum, 28 tuổi, đã thực hiện nhiều bước mà anh cho là đúng đắn về tài chính: Anh có một quỹ khẩn cấp, đã bắt đầu đầu tư tiền và tích luỹ cho hưu trí. Anh Teitelbaum kiếm được khoảng 90.000 đô la/ năm và anh chàng cố gắng sử dụng tàu điện ngầm và nấu ăn ở nhà để tiết kiệm tiền. Tiền thuê nhà hàng tháng của anh ấy là 1.650 đô la và chi khoảng 300 đô la/ tháng cho để mua các sản phẩm cần thiết. Brian Teitelbaum nói rằng anh không quá quan tâm đến lạm phát nhưng cẩn thận trong chi tiêu hơn khi nhận thấy giá cả ngày càng cao.
Teitelbaum cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nói chuyện về tiền bạc với các thành viên trong gia đình. Anh chàng đã có rất nhiều bài học tài chính từ cha mình và có khả năng kiểm soát chi tiêu từ nhỏ, điều mà những người đồng trang lứa với Teitelbaum không có.
Tags