- Tài xế công nghệ 'bị coi thường và cái kết': Không có lương cứng nhưng chỉ cần làm 10 giờ/ngày, thu nhập hàng trăm triệu không khó
- Tiêu Thố Welax tiết lộ với 8 GIỜ TỐI thần tượng ‘xinh như mộng’: Là danh hài Táo Quân!
- Đại gia phương Tây mua nhà theo phong thủy: 'Hào phóng' trả giá cao hơn 15 tỷ đồng so với giá rao bán chỉ vì một chi tiết đặc biệt
- Căn bệnh hay gặp ở trẻ con nhưng khiến người đàn ông phải cắt toàn bộ đại tràng
Trước tình trạng Campuchia phát hiện thêm 12 ca nhiễm H5N1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ sự lo ngại các ca cúm gia cầm tăng lên ở người, kêu gọi tất cả quốc gia toàn cầu nâng cao cảnh giác.
WHO lo ngại về dịch bệnh tại Campuchia
Trong họp báo ngày 24/2, tiến sĩ Sylvie Briand, giám đốc văn phòng dịch bệnh và đại dịch của WHO, cho biết tình hình "đáng lo ngại" do số ca nhiễm H5N1 ở chim và động vật có vú gia tăng.
WHO đang xem xét đánh giá rủi ro toàn cầu dựa trên tình hình mới nhất ở Campuchia. Lần cuối cùng cơ quan y tế Liên Hợp Quốc xem xét nguy cơ lây nhiễm ở người là vào đầu tháng này.
"Tình hình H5N1 trên toàn cầu rất đáng lo ngại do sự lây lan rộng rãi của virus ở các loài chim, động vật có vú, gồm cả con người. WHO cho rằng virus để lại rủi ro nghiêm trọng, kêu gọi tất cả quốc gia tăng cường cảnh giác", tiến sĩ Briand nói.
Theo bà Briand, hiện chưa rõ virus có thể lây lan từ người sang người hay không. Đây là lý do WHO muốn tập trung vào các trường hợp ở Campuchia do "điều kiện môi trường của bệnh nhân giống nhau, khả năng lây nhiễm do cùng tiếp xúc gần với chim hoặc các động vật khác".
Năm 2020, thế giới ghi nhận chủng H5N1 mới, nhánh 2.3.4.4b, gây ra số ca tử vong kỷ lục ở loài chim hoang dã và gia cầm. Virus cũng lây lan sang động vật có vú, làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu.
Tuy nhiên, khác với đợt bùng phát H5N1 trước đó, chủng virus này không gây bệnh đáng kể ở người. Đến nay, WHO chỉ ghi nhận dưới 10 trường hợp, đều là những người tiếp xúc gần gia cầm nhiễm bệnh, hầu hết có triệu chứng nhẹ. Các chuyên gia lưu ý virus có thể thay đổi để lây truyền sang người.
WHO cho biết tổ chức đang đẩy mạnh nỗ lực chuẩn bị ứng phó với căn bệnh. Hiện thế giới đã có sẵn thuốc kháng virus H5N1 cũng như 20 loại vaccine được cấp phép. Dù vậy, có thể chúng cần được điều chỉnh để phù hợp hơn với chủng bệnh đang lưu hành.
Richard Webby, giám đốc Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu về Hệ sinh thái của Cúm ở Động vật và Chim tại Bệnh viện Nhi đồng St. Jude, cho biết quá trình này có thể kéo dài từ 4 đến 5 tháng.
Các phòng thí nghiệm trực thuộc WHO đã phân lập được hai chủng cúm liên quan chặt chẽ với virus đang lưu hành. Các nhà khoa học có thể sử dụng nó để phát triển loại vaccine mới nếu cần.
Viện Pasteur TP HCM cảnh báo 20 tỉnh thành phía Nam
Cũng ngay trong ngày 24/2, Viện Pasteur TP HCM cảnh báo 20 tỉnh thành phía Nam cảnh giác với cúm A/H5N1, tăng cường giám sát viêm phổi nặng do virus.
Cảnh báo được Viện Pasteur đưa ra trong bối cảnh tỉnh Prey Veng của Campuchia, có đường biên giới với Việt Nam, ghi nhận hai ca nhiễm H5N1 độc lực cao, trong đó một ca tử vong, và một số trường hợp nghi nhiễm. Trước đó một ngày, cơ quan y tế Campuchia ghi nhận 12 ca nhiễm H5N1 và một bé gái tử vong do virus này.
H5N1 là một chủng của virus cúm A, có thể gây bệnh cho người và nhiều loài động vật khác. Đây là tác nhân gây bệnh ở nhiều quần thể gia cầm, đặc biệt tại Đông Nam Á.
TS. BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, đề nghị các địa phương giám sát phát hiện trường hợp viêm phổi nặng do virus tại tất cả cơ sở y tế. Đặc biệt chú ý trường hợp có tiền sử dịch tễ từ vùng dịch, lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP HCM xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Các đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế giám sát chặt người nhập cảnh từ vùng có dịch cúm gia cầm H5N1; phối hợp đơn vị kiểm dịch động thực vật trong nước giám sát gia cầm, thủy cầm vào Việt Nam qua cửa khẩu và qua đường mòn lối mở.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh các tỉnh thành phối hợp Chi cục chăn nuôi và thú y phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm, xử lý kịp thời ổ dịch.
Viện Pasteur cũng khuyến cáo giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, chùm ca bệnh, ổ dịch cúm và viêm đường hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và cơ sở y tế để xử lý kịp thời, hạn chế lây lan ra diện rộng. Lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Người dân không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chết không rõ nguyên nhân; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; đeo khẩu trang... để phòng chống bệnh.
Tình hình đáng lo ngại tại Campuchia
Như đã đưa tin, ngày 24/2, Bộ Y tế Campuchia ghi nhận thêm 12 người mắc cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Prey Veng, sau khi một bé gái 11 tuổi tử vong do nhiễm virus này.
Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng cho biết bé gái là trường hợp nhiễm H5N1 đầu tiên tại Campuchia kể từ năm 2014. Bệnh nhân ở tỉnh Prey Veng, sốt cao và ho vào ngày 16/2, được chẩn đoán mắc cúm gia cầm. Tình trạng xấu đi, em được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Phnom Penh, mất ngày 22/2.
Các quan chức y tế ở Campuchia đã lấy mẫu từ một con chim hoang dã chết tại khu bảo tồn gần nhà của bé gái này. Đồng thời, họ kêu gọi người dân trong khu vực tránh chạm vào những con chim chết và bị bệnh.
Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng cảnh báo cúm gia cầm có nguy cơ đặc biệt cao đối với những trẻ em cho gia cầm ăn, nhặt trứng gia cầm nuôi, chơi với chim hoặc dọn chuồng của gia cầm.
Các triệu chứng của nhiễm H5N1 tương tự các bệnh cúm khác, bao gồm ho, đau nhức và sốt, và trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị viêm phổi đe dọa tính mạng.
Từ năm 2005 đến 2014, Campuchia ghi nhận 37 trường hợp tử vong liên quan H5N1.
Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) thông tin kể từ đầu năm ngoái, dịch cúm gia cầm đã tàn phá các trang trại trên khắp thế giới, khiến hơn 200 triệu gia cầm chết vì virus hoặc bị tiêu hủy hàng loạt.
Hồi đầu tháng 2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận H5N1 lây lan giữa các động vật có vú, nhưng cho biết nguy cơ lây lan sang người còn rất thấp.
Căn bệnh hay gặp ở trẻ con nhưng khiến người đàn ông phải cắt toàn bộ đại tràngTags