(Thethaovanhoa.vn) - Tại Nga, chỉ những “nam nhân tên lửa” rắn rỏi nhất vượt qua khoảng thời gian huấn luyện nghiêm ngặt trong 5 năm mới được giao trọng trách vận hành hệ thống phòng không S-300, S-400 bảo vệ vùng trời quê hương họ.
- Chế áp S-300: NI kể về chiến lược tác chiến điện tử của Mỹ chống lại Nga
- Nga tiếp tục chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Iran
- Vụ SU-24: Nga sắp giăng 'rồng lửa' S-400, S-300 để bảo vệ phi cơ
Lực lượng phòng không Nga được trang bị những hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất và quân nhân trung bình phải dành 5 năm học tập và rèn luyện để có thể vận hành thiết bị này. Tuy nhiên, sau quá trình chọn lọc khắt khe, không phải tất cả học viên đều có thể đi đến đích, trở thành người điều khiển S-300 và S-400.
Chương trình huấn luyện binh sĩ được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là nghiên cứu về lý thuyết liên quan tới không kích của kẻ địch và biện pháp tiền đề để ngăn chặn.
Nhà phân tích quân sự Dmitri Safonov từng làm việc tại tờ Izvestia (Nga) đánh giá: “Mỗi thiết bị tính toán của S-300 và S-400 đều truyền tải kế hoạch hành động qua giấy hoặc khẩu lệnh. Mục tiêu nhằm tối đa hóa tiềm năng sử dụng và hỏa lực tên lửa của các hệ thống phòng không này để bán hạ nhiều mục tiêu nhất có thể”.
Các học viên thường dành phần thời gian đáng kể tại các học viện quân sự dành cho giai đoạn này. Giảng viên hoàn toàn có thể khiển trách nặng lời học viên nếu họ không nắm được vấn đề.
Theo ông Safonov, tình huống giả định trên máy tính sẽ bắt đầu sau quá trình lý thuyết tiền đề. Học viên khi đó phải đối mặt với tình huống phức tạp như nhiễu và trục trặc trong hệ thống phòng không. Nói cách khác, ông Safonov đánh giá quá trình mô phỏng chiến sự trong chương trình học sẽ giúp học viên tối đa khả năng sẵn sàng cho tất cả tình huống thực sau này.
Giai đoạn học thứ hai, được đánh giá có nhiều diễn biến thú vị, được tổ chức trên thao trường. Một số chiến đấu cơ cất cánh từ địa điểm gần đó xâm nhập vào phạm vi của hệ thống phòng không. Các học viên sẽ luyện tập xử lý các chiến đấu cơ này trên máy tính. Sau đó, những chiến đấu cơ này sẽ thả tên lửa không có đầu đạn vào mục tiêu rồi di chuyển theo đường bay mà S-300 không thể bắn hạ.”.
Đôi khi, các học viên được giao nhiệm vụ theo dõi và bắn hạ máy bay không người lái trong quá trình tập luyện trên thao trường.
“Tất cả đều diễn ra trong 3 giai đoạn: radar dò tìm và xác định đối thủ, ước tính đường bay của mục tiêu và cuối cùng là phóng tên lửa để hạ chúng”, ông Safonov bổ sung.
S-300 và S-400 là các hệ thống phòng không chủ lực của quân đội Nga. Hai hệ thống này có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 250-400 km. Tên lửa thuộc S-300, S-400 có khả năng bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 150-250km. Radar của hai hệ thống phòng không này có khả năng theo dõi 36 mục tiêu cùng một lúc.
Ngoài ra, Nga còn sở hữu hệ thống phòng không Pantsir-S1 có trọng trách xử lý những tên lửa “qua mặt” S-300 và S-400. Ngoài những hệ thống phòng không này, bầu trời nước Nga còn được bảo vệ bởi các chiến đấu cơ Su-30MS, Su-35, MiG-29 và MiG-31. Sân bay quân sự nơi đặt các chiến đấu cơ này đều nằm gần địa điểm triển khai hệ thống phòng không.
Theo Tin tức
Tags