- Phong thủy gia đình tốt hay xấu chỉ cần nhìn vào đây: Có 3 điều này trong nhà, phú quý không bao giờ cạn
- Chuyện ông giám đốc cùng anh nhân viên đi mua nhà: Còn chần chừ không dám mạo hiểm chẳng khác gì dâng cơ hội làm giàu cho người khác
- Sau hơn một thập kỷ sống cùng giới thượng lưu, nhân viên trẻ 'sáng mắt ra' bởi cách nhóm 1% tạo ra sự giàu có của mình
Theo Kknews, gia đình 7 người sống trong căn nhà rộng 30m2 này chỉ được đền bù căn nhà với diện tích tương đương nên không chấp nhận chuyển đi. Họ "5 lần 7 lượt" đưa ra nhiều mức bồi thường cao ngất ngưởng khác nhưng đều không được chủ đầu tư chấp thuận.
Ở Trung Quốc, "những ngôi nhà đinh" cứng đầu, nằm sừng sững giữa các tuyến phố hay khu vực nào đó là điều không còn quá xa lạ. Trong nỗ lực thay đổi diện mạo để phát triển thành phố, địa phương của chính quyền và các bên liên quan, nhiều hộ dân vẫn kiên quyết không chịu di dời bất chấp mọi giải pháp thương thuyết cũng như mức giá bồi thường cao ngất ngưởng. Từ đó hình thành nên những ngôi nhà đinh nổi tiếng. Trường hợp tòa nhà "đinh" đẹp nhất thành phố Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông dưới đây là một ví dụ điển hình.
Theo Sohu, năm 2008, để tăng cường kết nối giao thông giữa các khu đô thị, thành phố Quảng Châu bắt đầu xây dựng đường hầm vượt sông Zhoutouzui với mục đích nối trực tiếp quận Hải Châu và quận Lệ Loan. Dự án đường hầm này với tổng chiều dài chỉ 3,25 km, trong đó phần dưới nước là 750m. Tuyến đầu nối với đường hầm ở quận Hải Châu là một thiết kế nút giao nằm trên phố Vĩnh Hưng. Tòa nhà đinh nổi tiếng này tọa lạc tại số 28 trên tuyến đường này.
Vào thời điểm đó, các cuộc đàm phán về việc phá dỡ và tái định cư của người dân ở đây nhìn chung diễn ra suôn sẻ. Hầu hết mọi người đều hài lòng với thỏa thuận đền bù do chính quyền và các đơn vị liên quan đưa ra. Chỉ có gia đình ông Quách Chí Minh sống trong tòa chung cư 8 tầng không chịu di dời vì cảm thấy vị trí và loại hình nhà tái định cư được cấp không lý tưởng nên muốn được đền bù nhiều hơn.
Theo 163.com, gia đình nhiều thế hệ này có 7 người cùng sinh sống trong căn hộ 30m2. Khi tòa nhà của ông nằm trong dự án quy hoạch, ông hy vọng có thể được đền bù một căn nhà lớn hơn để có thể thoải mái sống. Phía chủ đầu tư đưa ra 2 phương án bồi thường: chọn thế chấp nhà đất có cùng diện tích hoặc nhận tiền mặt với giá trị tương đương tại thời điểm đó. Gần 200 hộ dân tại tòa nhà này đã vui vẻ ký vào thỏa thuận với chủ đầu tư, chỉ có gia đình ông Quách không chịu chuyển đi.
Theo đó, cả hai phương án trên đều không đáp ứng được mong muốn của gia đình ông Quách vì ngôi nhà 30m2 thì quá nhỏ, còn chọn đền bù bằng tiền mặt thì họ cũng chỉ nhận được chưa đến 1 triệu NDT. Sau khi thương lượng, chủ đầu tư nhún nhường và đề nghị bồi thường 1 triệu NDT tiền mặt. Tuy nhiên với mức giá này, gia đình ông Quách vẫn cảm thấy chưa đáp ứng được kỳ vọng của họ nên vẫn chưa vội vàng đồng ý mà đưa ra yêu cầu bồi thường 3 căn nhà có cùng diện tích. Bằng cách này, đại gia đình họ Quách có thể chia ra để sinh sống.
Tuy nhiên, yêu cầu của ông Quách bị từ chối. Sau đó ông tiếp tục đưa ra phương án bồi thường 10 triệu NDT nhưng cũng bị phía còn lại khước từ vì khoản tiền này còn lớn hơn giá trị 3 căn nhà ở trên. Không thể khiến hộ dân cuối cùng rời đi, nhà thiết kế đã đưa ra một kế hoạch xây dựng cầu vượt kiểu vòng tròn, bao quanh tòa nhà nơi gia đình ông Quách sống để giải quyết vấn đề tồn đọng. Theo KKnews, chi phí cho việc xây cầu vượt 360 độ bao quanh tòa nhà này là 100 triệu NDT. Kể từ đó, gia đình này đã phải trả giá cho sự cố chấp của mình mỗi ngày.
Trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư dành riêng một con đường để gia đình này thuận tiện ra vào. Họ cũng không cắt đường ống nước và dây cáp để đảm bảo hộ dân này có thể sinh sống bình thường. Đồng thời, một số thiết bị cách âm đã được lắp đặt trong quá trình thiết kế và xây dựng cây cầu để tránh gây ồn nhưng cũng chỉ đỡ được phần nào. Theo đó, gia đình này vẫn phải chứng kiến những chiếc máy ủi nhả khói đen kịt gầm rú trong một thời gian dài.
Sau đó, vì hy vọng gia chủ có thể chuyển ra ngoài nên nhà phát triển đưa ra mức giá 2 triệu NDT tiền bồi thường - gấp đôi so với khoản đền bù trước đó, đồng thời đủ để gia đình ông Quách mua một căn nhà khang trang hơn ở Quảng Châu. Tuy nhiên, sau khi thương thảo, gia đình này còn đưa ra một yêu cầu thậm chí còn vô lý hơn, tăng phí phá dỡ lên 100 triệu NDT. Điều này khiến nhà phát triển quyết định chấm dứt việc thương lượng.
Khi thấy rằng không có hy vọng yêu cầu một số tiền lớn nên gia đình ông Quách đã hạ thấp yêu cầu, muốn giảm từ đền bù 3 ngôi nhà xuống còn 2. Tuy nhiên, với việc hoàn thành việc xây dựng cây cầu chính đã khiến phía chủ đầu tư cảm thấy việc tiếp tục đàm phán là không cần thiết nữa.
Cứ thế, gia đình ông Quách tiếp tục sống trong tiếng ồn của xe cộ. Căn nhà thiếu sáng bắt đầu bốc ra mùi ẩm mốc. Đồng thời, do cây cầu nâng cao toàn bộ địa hình xung quanh nên nhà của ông khi trời mưa trở thành một "cái ao". Năm 2018, cơn bão số 22 quét qua khiến gia đình này phải chạy lên lầu thoát nạn. Hơn nữa, sau nhiều năm, tòa nhà đã xuống cấp nên gia đình này luôn sống trong cảnh phải lo sợ.
Hơn 10 năm kiên trì đã vắt kiệt sự kiên nhẫn của gia đình Quách Chí Minh. Nếu muốn rời khỏi đây, họ chỉ có thể tự mình chi trả. Thế nhưng nhiều năm trôi qua, giá nhà đất ở Quảng Châu từ lâu đã tăng lên rất nhiều. Với thu nhập của một lái xe như ông Quách sẽ không mua nổi. Cứ thế, gia đình ông phải chấp nhận ở đây mà không thể làm gì khác.
Ngược lại, cây cầu vượt 306 độ được xây nên để giải quyết vấn đề giờ đây bất ngờ trở nên nổi tiếng. Quang cảnh cầu vượt về đêm quá lung linh khiến nơi đây trở thành danh lam thắng cảnh của thành phố, thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm.
Ngôi nhà 500m2 không chịu di dời khiến con đường 8 làn xe 'hợp lại' thành đường 2 làn: Sau 7 năm cuối cùng cũng bị phá bỏTags