- Vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Trường iSchool Nha Trang: Khẩn trương kiểm tra, xác định nguyên nhân
- Nhiều học sinh bán trú Trường iSchool Nha Trang nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm
- Bé trai 12 tuổi bị co giật, nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc lá điện tử: Bác sĩ cảnh báo 5 dấu hiệu giúp phát hiện trẻ đang lén dùng thuốc
- Bắc Kạn: 8 người bị ngộ độc sau bữa ăn tối
Việc rã đông thịt sai cách sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Ngày 5/12, Trung tâm Y tế Nha Trang ra văn bản báo cáo truy xuất nguồn thực phẩm gây ngộ độc cho hơn 650 học sinh và giáo viên trường Ischool Nha Trang, sau nửa tháng xảy ra sự việc.
Ngành chức năng xác định bữa ăn trưa 17/11 là nguyên nhân chính gây ngộ độc tại trường. Trong đó, món cánh gà chiên bị nhiễm vi khuẩn Salmonella là tác nhân gây ngộ độc.
Trước đó, làm việc với ngành chức năng, người giám sát và nhân viên bếp cho biết, nguyên liệu cánh gà là hàng đông lạnh được nhập vào trường chiều 16/11. Thực phẩm còn nguyên thùng, để ở bàn ăn trong khu vực bếp. Từ 7h30 đến 8h hôm sau, nhân viên bếp mở thùng nguyên liệu, lấy cánh gà ngâm trong thau nước để rã đông, sau đó luộc sơ rồi chế biến bằng cách chiên.
"Cánh gà chưa rã đông hoàn toàn, nấu chưa chín kỹ, nguồn nguyên liệu không đảm bảo, chính là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật trong thức ăn phát triển, gây nhiễm khuẩn thức ăn", báo cáo của Trung tâm Y tế nêu.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), khuẩn Salmonella bị hủy bởi nhiệt độ 50 độ C trong vòng một giờ hoặc 100 độ C trong 5 phút, hoặc có thể bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường. Loại vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn cầu, trong đó có nhiều vụ ngộ độc quy mô lớn.
Có thể nói, đông lạnh là một cách tuyệt vời để tích trữ thực phẩm trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta cũng hay mắc phải một số sai lầm phổ biến khi sử dụng thực phẩm đông lạnh khiến cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và thâm nhập vào cơ thể con người.
Những sai lầm khi cấp đông thực phẩm
Để thực phẩm cấp đông vẫn giữ được độ tươi ngon và không bị ảnh hưởng chất lượng, bạn nên tránh những hành động sau đây:
Tích trữ quá nhiều thịt cá sống
Nhiều người nhân lúc giá thịt còn rẻ đã mua tích trữ thật nhiều trong tủ đông, với suy nghĩ có thể ăn dần trong thời gian dài. Tuy nhiên, phương pháp bảo quản này không hề an toàn như chúng ta nghĩ.
Thịt chỉ ăn ngon nhất trong 2 giờ sau khi mổ. Vì vậy, không nên để lâu vì trong thịt có một số enzyme tự phân huỷ và chuyển hoá. Thịt sau khi cấp đông phải được đóng gói và bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ chuẩn từ -15 đến -18 độ C, và thời gian bảo quản không thể vượt quá 9 tháng.
Nhiệt độ bảo quản không đảm bảo khiến mỗi lần cấp đông "gia đình" như thế, thịt chỉ được lưu trữ tối đa 4 tháng, và những loại thịt được đông lạnh hay đóng băng quá thời gian trên đều không được phép tiêu thụ hay sử dụng.
Không rửa thịt trước khi cấp đông
Nhiều người có thói quen mua thịt về thì cất vào túi, sau đó để luôn vào ngăn đá. Cách làm này cực kỳ nguy hiểm vì nếu bạn không rửa thịt thật sạch sau khi mua về, các chất bẩn tồn tại trong thớ thịt sẽ làm thực phẩm mất hết chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Đồng thời, thịt dễ bị nhiễm khuẩn, tệ hơn là nếu lưu trữ thịt ở ngăn đá, nước thịt bị rỉ xuống các ngăn rau củ phía dưới có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn chéo, ảnh hưởng đến chất lượng các thực phẩm khác.
Cấp đông lại sau khi rã đông
Ở nhiệt độ phòng, thịt sau khi rã đông sẽ bị vi khuẩn bám lên bề mặt. Miếng thịt lúc này sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng và phát triển mạnh. Do đó, việc tiếp tục cất miếng thịt không dùng hết vào ngăn đá sẽ thúc đẩy vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn, làm miếng thịt bị nhiễm khuẩn và gây bệnh.
Cách tốt nhất là bạn nên chia thịt thành từng miếng nhỏ đủ dùng cho một lần, tránh sử dụng không hết lại mang đi đông đá nhiều lần, rất có hại cho sức khỏe.
Nhiệt độ không phù hợp
Để thịt được đảm bảo chất lượng, không bị biến chất trong thời gian lưu trữ, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp. Nếu để trong ngăn mát thì nhiệt độ bảo quản của thịt sống là khoảng 2 độ C, còn nếu bảo quản trong ngăn đá thì mức nhiệt khoảng -25 độ C sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng.
Những sai lầm khi rã đông thực phẩm
Thịt đã cấp đông nếu rã đông không đúng cách sẽ dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sẵn có trên bề mặt thực phẩm từ trước sẽ tiếp tục sinh sôi khắp miếng thịt. Miếng thịt vẫn còn cứng đã được mang đi nấu sẽ chín không đều, một số phần có thể không đạt đến nhiệt độ nấu an toàn đủ diệt vi khuẩn. Ngoài ra, thực phẩm sau khi rã đông phải chế biến ngay, tránh cấp đông trở lại làm mất dinh dưỡng.
Rã đông ở nhiệt độ phòng
Thực phẩm đông (đặc biệt là thịt) tiếp xúc với nhiệt độ bình thường sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc và tiêu chảy, nhất là đối với những người có hệ tiêu hóa kém.
Cho thực phẩm đông lạnh vào nấu luôn
Một số người ngại rã đông thực phẩm nên cho thịt đông lạnh vào nấu luôn và nấu lâu hơn bình thường một chút là được. Tuy nhiên, thực phẩm vừa bỏ ra từ ngăn đá sẽ rất lâu chín và chín không đều. Lúc này xảy ra trường hợp bên ngoài miếng thịt chín nhừ nhưng bên trong vẫn sống, từ đó các vi khuẩn sẽ theo đường miệng để đi sâu vào trong cơ thể, gây nên các vụ ngộ độc nguy hiểm.
Ngoài ra, nếu nấu quá lâu, nấu lại nhiều lần thì thực phẩm có thể bị quá chín, mất chất và mất vị ngon vốn có.
Rã đông bằng nước
Rất nhiều gia đình thả trực tiếp thực phẩm vào nước lạnh để rã đông, tuy nhiên cách làm này khiến dịch bào chứa chất dinh dưỡng tan ra và hòa vào nước, làm mất chất dinh dưỡng, thực phẩm khi nấu cũng bị nhão và nhạt hơn.
Ngày 17/11, 650 học sinh trường Ischool Nha Trang ở Khánh Hòa bị ngộ độc sau bữa ăn trưa tại trường, do món cánh gà chiên và nước mắm nhiễm khuẩn, một em tử vong.
Ngày 23/11, Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm xảy ra tại trường, sau khi xác định có dấu hiệu tội phạm.
Tags