- 3 tháng tới, đây là những con giáp tài lộc xông xênh, vận may tới tấp, tiền bạc tiêu sướng tay
- Tại sao người giàu dễ dàng kiếm tiền nhiều hơn? Bí quyết nằm ở 5 điều, không phải ai cũng biết
- Điều quyết định khí chất ngút ngàn của một người chưa bao giờ là ngoại hình mà nằm ở 3 điểm này! Bạn có nổi mấy điều?
Những lời nói độc hại có thể huỷ hoại tương lai con trẻ.
Nhiều khi những câu nói cửa miệng của các bậc cha mẹ lại truyền tải thông điệp tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến những cụm từ trong quá trình trò chuyện với con.
1. Cha mẹ không muốn nghe thêm một câu nào từ con
Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình khôn lớn của trẻ. Thông qua giao tiếp, cha mẹ sẽ hiểu những vấn đề con gặp phải để từ đó có thể phối hợp, điều chỉnh phương pháp giáo dục kịp thời.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ từ chối giao tiếp hoặc không chịu bày tỏ ý kiến trước trẻ sẽ đánh mất nhiều cơ hội hướng dẫn, giúp con giải quyết vấn đề. Từ đó sẽ khiến trẻ lệch lạc trong tư duy, kéo theo sự lệch lạc trong hành động.
Nếu cha mẹ nào vẫn còn đang tiếp tục nói câu này với con thì hãy theo dõi câu chuyện sau.
Tiểu Khôn (12 tuổi, Trung Quốc) là một đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi. Sau khi cậu bước vào bậc Trung học cơ sở, mẹ cậu thường xuyên khiển trách, phàn nàn về cậu, ngay từ những việc nhỏ nhất.
Dù Tiểu Khôn cố gắng đến đâu, mẹ cậu cũng không hài lòng, luôn tìm ra lỗi sai để trách móc . Trong mắt mẹ Tiểu Khôn, cậu là đứa trẻ vô tích sự, động đâu hỏng đó.
Mẹ cậu thường không cho cậu cơ hội lên tiếng giải thích, bào chữa khi sự việc xảy ra. Mỗi lần Tiểu Khôn bày tỏ suy nghĩ của mình, mẹ cậu liền gạt đi: "Mẹ không muốn nghe thêm một câu nào từ con".
Dần dần, Tiểu Khôn không muốn giao tiếp với mẹ, ngay cả khi mẹ cậu chủ động trò chuyện, cậu cũng không nói lời nào. Tiểu Khôn luôn im lặng, tạo khoảng cách giữa 2 mẹ con, từ đó nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Từ một đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi, giờ Tiểu Khôn trở nên bất cần, có thái độ chống đối cha mẹ. Thậm chí, cậu nhiều lần bỏ học để tụ tập với đám bạn xấu.
Từ câu chuyện của Tiểu Khôn, chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ nhận ra được một bài học vô giá. Đó là nếu không cho con bày tỏ ý kiến, cha mẹ sẽ đánh mất cơ hội giao tiếp với con. Như vậy chẳng khác nào từ bỏ con mình.
2. Con bao nhiêu tuổi rồi mà chuyện đơn giản vậy cũng không làm được
Trẻ càng tự tin thì khi lớn lên càng giỏi, đây là quy luật tất yếu trong giáo dục. Sự đánh giá của cha mẹ đối với con cái sẽ là yếu tố quyết định đến sự tự tin của trẻ. Nếu bạn cho rằng con kém cỏi, con sẽ trở thành một người không có giá trị. Nếu bạn cho rằng con thông minh, con có thể trở thành một người giỏi giang, tài năng.
Thế nhưng, nhiều cha mẹ rất hay nói câu nói này: "Con bao nhiêu tuổi rồi mà chuyện đơn giản vậy cũng không làm được". Đây cũng là câu nói mà cha Tiểu Khôn thường dành cho cậu khi cậu làm sai điều gì đó.
Khi bị cha khiển trách, Tiểu Khôn cảm thấy mình bất tài vô dụng, không làm nổi chuyện gì. Trên thực tế, sở dĩ Tiểu Khôn có những suy nghĩ cực đoan như vậy là bởi vì cha của cậu thường trách móc khi cậu bất cẩn hoặc gây ra lỗi. Chẳng hạn như quên đặt báo thức khiến đi học muộn, quên làm bài tập vào cuối tuần, làm rơi vãi cơm trên bàn ăn,…
Một khi việc cha mẹ phủ định con cái trở thành "chuyện cơm bữa", trẻ sẽ mất đi sự tự tin, luôn cảm thấy mặc cảm, thậm chí ruồng bỏ chính mình. Một số trẻ có suy nghĩ cực đoan còn tỏ ra chán ghét cả thế giới, dẫn tới lối sống tách biệt.
3. Con có thể làm tốt hơn thế
Cha mẹ luôn là những người đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái nhưng điều này lại luôn có 2 mặt. Việc người lớn quên đi lời khen cho những thành tích, nỗ lực của trẻ sẽ khiến đứa trẻ luôn chạy trong vòng đua theo lý tưởng mà cha mẹ kỳ vọng vào mình.
Và tất nhiên, trẻ sẽ khó tránh khỏi tình trạng căng thằng vì phía trước luôn có điều khiến trẻ phải phấn đấu không ngừng nhằm chinh phục. Những đứa trẻ này thường cảm thấy mệt mỏi khi quay cuồng trong tham vọng của người khác.
4. Người lớn đang nói chuyện, con đi ra chỗ khác
Đối với nhiều bậc cha mẹ, con cái luôn là những đứa trẻ ngây thơ, không quan trọng trẻ bảo nhiêu tuổi, dù là 5 hay 15 tuổi. Cha mẹ luôn cho rằng con không thể trò chuyện nghiêm túc với người lớn và việc bày tỏ quan điểm là quá sớm. Những cha mẹ này không coi con họ là một cá thể độc lập và đứa trẻ cũng cảm nhận được điều đó.
Dần dần khi trưởng thành, trẻ sẽ luôn ngại ngùng khi bày tỏ ý kiến. Trẻ sẽ nghĩ rằng những câu chuyện của mình chỉ là chuyện tầm thường, không đáng được quan tâm. Điều này sẽ ngăn cản đứa trẻ bộc lộ khả năng trong học tập cũng như xây dựng sự nghiệp sau này.