(Thethaovanhoa.vn) - Các nhà sáng lập của European Super League (ESL) rõ ràng không đủ tin tưởng vào ý tưởng của họ để bảo vệ nó đến cùng.
Bất chấp sự giàu có của các tỷ phú và các nhà tài phiệt hay các ông hoàng đứng sau kế hoạch siêu giải đấu châu Âu, những nhà sáng lập ESL cũng không thể ngờ rằng các giải đấu, liên đoàn và CLB mà họ dự định rời bỏ để theo đuổi sự giàu có vô cùng sẽ chào đón kế hoạch của họ bằng những vòng hoa và sự cổ vũ.
Chết yểu
Chắc hẳn họ cũng đã lường trước được phản ứng dữ dội nào đó từ người hâm mộ. Họ không thể ngờ rằng sự thay đổi lớn nhất trong nửa thế kỷ đối với môn thể thao được hâm mộ nhất thế giới - một môn thể thao với niềm đam mê cá nhân mãnh liệt được mã hóa thành gen của nó – lại được đón nhận bằng sự thờ ơ, chứ chưa nói đến sự chấp thuận của tất cả.
Hẳn là khi họ phát động ESL, về triển vọng vẽ lại cơ bản toàn cảnh bóng đá châu Âu, họ có lẽ đã lường trước một kịch bản có sự xuất hiện của các biểu ngữ được treo trên những hàng rào và các cuộc biểu tình sôi động trên đường phố.
Có lẽ họ đã biết. Có lẽ họ đã nghĩ có thể sẽ mất người hâm mộ, đồng nghiệp, các tổ chức và nhiều nữa. Có lẽ điều đã khiến dự án - bất chấp tất cả sự ngụy biện của Florentino Perez, vị chủ tịch hai ngày của cuộc cách mạng 48 giờ - được xây dựng trong nhiều năm sụp đổ là thực tế họ cũng đã mất tất cả những người khác.
Đến thứ Hai, chưa đầy một ngày bước vào thế giới mới đầy dũng cảm của họ, họ đã mất các chính phủ và mất Liên minh châu Âu. Không lâu sau, họ mất mạng lưới truyền hình.
Sau đó, họ mất đi những cầu thủ và những HLV, những ngôi sao của chương trình mà họ hi vọng sẽ bán được trên toàn cầu và giúp họ thu được lợi nhuận: Đầu tiên là Ander Herrera và James Milner, Pep Guardiola và Luke Shaw và sau đó, trong một vài giờ, hàng chục người khác, nhiều đội bóng, quyết định phá vỡ vỏ bọc và phản đối kế hoạch.
Đến thứ Ba, hiếm có ai còn thuộc về họ. Họ đã mất Eric Cantona. Họ đã mất gia đình hoàng gia. Họ đã đánh mất kho báu quốc gia. Họ thậm chí đã đánh mất những hãng đồng hồ xa xỉ, và nếu không có những hãng đồng hồ xa xỉ thì chẳng còn gì để mất ngoài chính họ.
Sự bất lực của Perez
ESL mới của châu Âu, được tạo ra chỉ hai ngày trước đó, đã chết.
Atletico Madrid, lặng lẽ, nhưng là những người đầu tiên liên hệ với UEFA vào sáng thứ Ba để bắt đầu tìm đường trở lại. Vài giờ sau, Chelsea theo sau, rồi Man City trở thành đội đầu tiên công khai điều đó. Perez được cho là sẽ xuất hiện trên truyền hình vào lúc đó nhưng ông ta rút lui vì bận tổ chức các cuộc họp với những đồng nghiệp nổi dậy của mình.
Nếu Perez cố gắng thuyết phục họ giữ máy, ông đã không thành công. Các đội bóng Anh còn lại - Liverpool, MU, Tottenham và Arsenal - đã đưa ra những tuyên bố gần như đồng thời ngay trước 11 giờ đêm ở Anh, xác nhận họ không tham gia. Chỉ một trong số họ, Arsenal, thực sự nghĩ rằng phải xin lỗi. Inter Milan thì cúi đầu ngay sau đó.
Một giờ sau, các quan chức đều khẳng định dự án đã chết yểu. Perez, trên truyền hình Tây Ban Nha vào tối thứ Hai, tỏ thái độ lo lắng trước việc những người trẻ không còn dành sự quan tâm cho bóng đá nữa. Hóa ra, giải pháp của ông cho vấn đề đó cũng thiếu khả thi để có thể được ủng hộ.
Mỉa mai là tất cả không chỉ tan biến nhanh chóng - tương lai của bóng đá vào Chủ nhật thậm chí còn không kéo dài đến thứ Tư - mà những người đã thiết kế ra giải đấu và ký vào thỏa thuận lại đầu hàng một cách dễ dàng. Có thể không chỉ là vì họ mất người hâm mộ, các giải đấu, các đài truyền hình và các nhà tài trợ. Vấn đề là họ đã không quan tâm đến việc cố gắng thu phục tất cả.
Hệ quả
Viễn cảnh về một ESL đã trở thành mối đe dọa đeo bám bóng đá châu Âu trong suốt hai thập kỷ. Nó đã xuất hiện liên tục hai hoặc ba năm một lần, là con át chủ bài trong mỗi cuộc đàm phán với UEFA - và các tổ chức khác - để tập trung nhiều tiền hơn và nhiều quyền lực hơn vào tay một số ít đội bóng được chọn.
Mặc dù vậy, chỉ trong 48 giờ tồn tại của ESL, chỉ có một kiến trúc sư của giải đấu lên tiếng công khai: Perez, trả lời phỏng vấn El Chiringuito, một chương trình trò chuyện thể thao đêm khuya, lòe loẹt của Tây Ban Nha. Theo một cách nào đó, ông ta xứng đáng được ghi nhận một chút cho điều đó, vì sự sẵn sàng quyết định hành động.
Ngược lại, không một đồng nghiệp và đồng phạm nào của ông ta thốt lên một lời: Không với giới truyền thông, không với người hâm mộ. Thậm chí Andrea Agnelli, Chủ tịch của Juventus, trước đây chưa bao giờ ngại bày tỏ quan điểm về những ý tưởng táo bạo của ông nhằm thay đổi bóng đá thì bây giờ, ông ta cũng không sẵn sàng bảo vệ nó.
John Henry, chủ sở hữu chính của Liverpool, chưa bao giờ giấu giếm niềm tin rằng bóng đá cần phải tìm cách hạn chế chi tiêu, nhưng lần này ông đã từ chối công khai vụ việc của mình, mặc dù ông đã đưa ra lời xin lỗi vào sáng thứ Tư. Cũng không phải là người Nga hay phó thủ tướng của một quốc gia vùng Vịnh hay nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu của một trang trại quy mô tại Los Angeles.
Không có nỗ lực để bán ý tưởng, không cố gắng phác thảo những lợi ích, như họ đã thấy. Một công ty PR nổi tiếng ở London đã được thuê để xử lý vụ ra mắt, nhưng khi những lời chỉ trích ngày càng gia tăng, chói tai hơn và dữ dội hơn, không có bất kì phản ứng nào, không có nỗ lực nào để định hình một câu chuyện thuận lợi hơn.
Vì tất cả những gì họ đã làm, vì hàng triệu USD họ đã bỏ ra, vì hàng đống tài liệu pháp lí mà họ đã nộp, không có gì về dự án này dường như hoàn chỉnh. Các kiến trúc sư thậm chí không thể tìm ra cách để mỗi chủ sở hữu đưa ra một tuyên bố và giải thích lí do tại sao họ tham gia giải đấu li khai. Tất cả, theo một cách nào đó, không có gì là nghiêm túc: Có một trang web liên kết với nhau, một biểu tượng không hấp dẫn và một chủ ngân hàng người Mỹ, nhưng không có đài truyền hình, không có nhóm nhà tài trợ và cuối cùng, không có cam kết nào cả.
Tuy nhiên, trong toàn bộ mớ hỗn độn đáng tiếc này, có một điều gì đó rất khích lệ cho bóng đá. Sự ra đời của ESL cho thấy tính cấp thiết cần phải xoa dịu chính nhóm chủ sở hữu này, không phải để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ mà để bóng đá ngày càng phát triển hơn.
Mạnh Hào
Tags