Để có cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc hơn trong năm mới, điều quan trọng không phải bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà là bạn giữ được bao nhiêu và tiền của bạn sẽ phát triển thế nào.
Nhiều người không biết rằng quan niệm tiền bạc cũng phản ánh chính cuộc sống của họ. Một cái nhìn đúng đắn và tiền bạc sẽ dẫn đến một cuộc đời hạnh phúc và thịnh vượng. Ngược lại, nếu bạn sở hữu tư duy sai lầm về tiền bạc, tài chính có thể càng ngày càng khốn khó.
Trong kiệt tác “La Traviata” của Alexandre Dumas có câu: “Tiền là người đầy tớ tốt, nhưng là ông chủ tồi”. Điều này có nghĩa bạn hãy để tiền làm “đầy tớ” của bạn chứ đừng làm nô lệ của đồng tiền. Vậy làm thế nào để trở thành “ông chủ” của tiền bạc? Câu trả lời chỉ có thể là học cách quản lý tài chính.
1. Tiết kiệm trước, tiêu sau
Sau khi nhận lương, hãy tiết kiệm 5-10% thu nhập trước khi chi tiêu. Nếu bạn lo lắng không thể kiểm soát mong muốn mua sắm, hãy gửi chúng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hàng tháng. Việc mất đi số tiền ít ỏi này sẽ không làm chất lượng cuộc sống của bạn kém đi chút nào. Ngược lại, thói quen này sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi lo “mình sắp hết tiền” và cảm nhận niềm vui khi tiền tiết kiệm tăng dần theo thời gian.
Khi bạn đã quen với việc tiêu ít tiền hơn, hãy từ từ tăng tỷ lệ này lên 20%-30%, thậm chí nhiều hơn. Có những người đã thành công rút chi phí cố định xuống 10% và 30% là chi phí linh hoạt, còn lại đều là tiền tiết kiệm.
2. Phân loại khoản chi và lập ngân sách
Nếu bạn thường xuyên tiêu tiền một cách không tính toán và giật mình mỗi khi thấy hóa đơn cuối tháng “Trời ơi sao mình tiêu nhiều thế” thì sau đây là mẹo chữa căn bệnh “cháy túi” của bạn.
Phân loại khoản chi: Điều đáng sợ nhất là bạn cảm thấy những món đồ mình mua đều rất rẻ, nhưng đến khi tổng kết mới nhận ra bạn đã ngốn cả hàng ngàn đô để mua sắm. Phần lớn những người không giữ tài khoản của mình đều do họ lười biếng, hoặc đã học cách quản lý một thời gian nhưng lại nhanh chóng bỏ cuộc.
Trên thực tế, cách đơn giản nhất để bắt đầu kiểm soát mọi nguồn chi vẫn chỉ đơn giản là giữ lại hóa đơn và ghi lại ngay lúc đó khoản tiền mình bỏ ra. Bạn sẽ tránh được việc bất ngờ khi “tiền không cánh mà bay”, đồng thời biết cách cân đối chi tiêu khi biết mình đang tiêu vào đâu nhiều nhất.
Bạn cũng cần biết tư duy phân loại các khoản chi của mình thành 3 cấp độ: “thực sự cần thiết” - khoản tiền không thể bỏ được như tiền ăn,di chuyển, thuê nhà, điện thoại; “cần nhưng không bắt buộc” - chi cho những thứ nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng không có cũng không sao như cà phê, quần áo; “muốn” - dành cho những thứ cao hơn mức thu nhập hiện tại, cần tiết kiệm tiền để mua như máy tính, đi du lịch nước ngoài, túi xách sang trọng…
Cấp độ đầu tiên là nền tảng cuộc sống, không thể cắt bỏ nhưng bạn có thể tiết kiệm khoản thứ hai và coi khoản chi cuối cùng là phần thưởng mỗi khi đạt được thành tích nào đó.
Lập ngân sách trước, tiêu sau: Sau khi phân tích các khoản chi trong 2-3 tháng, bạn đã biết mình chi bao nhiêu mỗi tháng vào từng loại chi phí. Lúc này hãy lập ngân sách theo danh mục để tránh vừa nhận lương đã mua sắm vô tội vạ và kết quả rỗng túi khi chưa hết tháng. Lập ngân sách cũng nhắc bạn biết mình còn bao nhiêu tiền để chi tiêu trong tháng.
3. Trì hoãn sự hài lòng và tránh xa cám dỗ
Sự tiện lợi do mua sắm online đã khuyến khích nhiều người mua sắm mà không cần cân nhắc quá nhiều. Chỉ cần chạm vài lần vào màn hình điện thoại di động là bạn đã thanh toán xong trước khi hối hận.
Vậy nên khi thích một sản phẩm nào đó, đừng vội bỏ nó vào giỏ hàng. Hãy mở sổ hay app ngân sách để biết mình còn bao nhiêu tiền cho danh mục này. Nếu ngân sách đã hết, đừng suy nghĩ nhiều, hay nhanh chóng xóa nó khỏi tâm trí.
Nếu còn dư tiền, cũng đừng vội mua, bạn có thể cho mình một khoản thời gian để tĩnh tâm lại, chẳng hạn như một tuần hoặc tậm chí một tháng để tự hỏi bản thân: “Mình có thực sự cần nó không? Nếu mình mua nó, mình sẽ sử dụng nó trong bao lâu?”.
Hãy chỉ mua khi bạn chắc chắn mình cần nó. Hạnh phúc của bạn không nên chỉ đến từ mong muốn sở hữu một thứ gì đó.
4. Tiêu dùng tốt nhất là đầu tư
Có 2 cấp độ đầu tư, một là đầu tư tài sản, hai là đầu tư vào bản thân. Điều hấp dẫn nhất trong kinh tế học là “lãi kép”. Nếu bạn tiết kiệm 10.000 NDT vào cuối năm nay, giả sử lãi suất hàng năm là 10%, bạn sẽ có 170.000 NDT sau 30 năm. Tiền lãi có thể nâng cao đáng kể sự hài lòng của mọi người với cuộc sống và cũng là một nguồn thu nhập tiềm năng. Ngoài gửi tiết kiệm, hãy tìm hiểu cả các kênh đầu tư khác và lựa chọn cách thức đầu tư phù hợp nhất.
Quản lý tài chính có thể tăng thu nhập nhưng đầu tư vào bản thân có thể tăng cả tiền gốc. Bạn có thể nâng cao năng lực cốt lõi của mình tại nơi làm việc, bao gồm cả kỹ năng giao tiếp, các mối quan hệ, ngoại ngữ hay các kỹ năng bổ trợ. Những điều này cần thiết cho bất cứ vị trí và ngành nghề nào, chỉ khác nhau về tần suất sử dụng. Ngoài ra, đừng quên việc sở hữu các chứng chỉ cũng có thể đem lại thu nhập cao hơn.
Trạng thái làm việc được đồng nghiệp nể, sếp trọng dụng: Nhân phẩm tương xứng, tư duy vượt trội, năng lực đề caoTags