Tưởng chừng gia sản cả một đời đã một đi không trở lại, nhưng cuối cùng 'thần tài' cũng mỉm cười với Lý Bá Lâm.
Năm 2007, một phú nhị đại ở Đông Bắc Trung Quốc đã bỏ ra hàng trăm triệu NDT để mua đá và ném tất cả xuống biển sâu. Mọi người đều hoang mang và xót xa cho số tiền đó. Trái với sự lo lắng của mọi người, chàng trai này vô cùng tự tin: "Trong một vài năm nữa, đây sẽ trở thành ngân hàng dưới biển của tôi!".
Đến năm 2011, số đá này giúp anh thu lãi 50 triệu NDT mỗi năm.
Lập nghiệp với bất động sản
Chàng phú nhị đại tên là Lý Bá Lâm. Vì anh là con một trong gia đình nên ngay từ nhỏ đã được cha giáo dục cẩn thận. Lý Bá Lâm biết rằng muốn giàu có phải dùng đầu óc, trong đó siêng năng và chăm chỉ là nền tảng.
Dù được “ngậm thìa bạc” từ khi còn nhỏ nhưng anh Lý chưa bao giờ phung phí tiền bạc. Khi Lý Bá Lâm 25 tuổi, tài sản của cha anh đã lên tới hàng trăm triệu NDT.
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh quyết định thành lập một công ty bất động sản cùng với các bạn học của mình. Năm 2003, Lý Bá Lâm đến thành phố Tần Hoàng Đảo để lập nghiệp.
Vào thời điểm đó, anh đã kiếm được 20 triệu NDT đầu tiên trong đời! Những tưởng anh sẽ tiếp tục đi trên con đường này và trở thành ông trùm bất động sản nhưng vì lời khuyên của cha, Lý Bá Lâm lựa chọn bỏ dở con đường này.
Khám phá “mỏ tiền” dưới đáy biển
Cha của Lý Bá Lâm, từng nhận thầu các dự án xây dựng đường. Năm 2005, vì lý do sức khỏe, ông đã giao công ty cho thế hệ sau và đến Tần Hoàng Đảo sống cùng con trai.
Cha của Lý Bá Lâm thuê một chiếc thuyền nhỏ để đi câu cá trong thời gian rảnh rỗi, nhưng điều kỳ lạ là anh bị ngư dân ngăn cản. Ông đề nghị trả thêm tiền, nhưng thái độ của họ rất kiên quyết. Hỏi ra mới biết, dưới khu vực đó toàn đá ngầm được dùng để nuôi hải sâm. Vì hải sâm không ăn thức ăn nhân tạo nên cần đảm bảo môi trường sống lý tưởng để chúng tự kiếm ăn.
Sau khi nghe câu chuyện của cha, Lý Bá Lâm tự hỏi liệu mình có thể nuôi loài hải sản này không? Ngay ngày hôm sau anh đi khảo sát việc nuôi hải sản ở địa phương, phát hiện nhiều người dân ở đây đang ném đá xuống vùng nước nông, tạo thành những rạn đá dưới đáy biển, sau đó rải giống hải sâm lên.
Những tảng đá chìm dưới đáy biển trở thành “biệt thự sang trọng” cho hải sâm.
Chàng phú nhị đại nhìn thấy cơ hội kinh doanh béo bở. Anh lập tức nắm bắt cơ hội và bắt tay vào làm.
Nguyên nhân khiến nhiều người dân kinh doanh hải sản tại địa phương không mặn mà với vùng biển này chủ yếu là do nơi đây thuộc vùng biển sâu, rủi ro đầu tư quá cao.
Lý Bá Lâm nhận thấy phương pháp ném đá truyền thống không đủ an toàn vì thiếu chính xác, những viên đá chìm xuống đáy biển dễ bị dòng hải lưu cuốn trôi. Sau nhiều ngày tìm hiểu, cuối cùng anh cũng tìm ra phương pháp tối ưu nhất.
Đem vốn liếng đổ xuống biển
Lý Bá Lâm tìm một xưởng đóng tàu và nói với các nhà thiết kế về ý tưởng của của mình. Anh đã bỏ ra tổng cộng hơn 4 triệu NDT để chế tạo hai con tàu lớn. Anh tìm một bản thiết kế và đánh dấu điểm ném đá dựa trên định vị vệ tinh trên bản thiết kế.
Chàng phú nhị đại ước tính sơ bộ rằng chi phí sẽ tiêu tốn khoảng 100 triệu NDT! Nhiều người cho rằng thương vụ này của Lý Bá Lâm là một canh bạc lớn.
2 năm sau, Lý Bá Lâm thả hơn 400.000 tấn đá xuống biển. Do đặc thù của loài hải sâm, các thợ lặn phải đích thân đặt con giống hải sâm vào đá, để chúng có thể bám chính xác vào đá khi lớn lên.
Nhưng điều mà mọi người không ngờ tới là các thợ lặn đã lặn xuống và tìm kiếm một vòng, nhưng họ không tìm thấy bất kỳ đống đá nào. Anh lo lắng đến mức không thể ăn trong vài ngày. Cuối cùng anh phát hiện toàn bộ công sức của mình đã bị cuốn trôi bởi các dòng hải lưu.
Không bỏ cuộc, Lý Bá Lâm quyết định xây dựng một bức tường đá dưới đáy biển để cản bớt các dòng hải lưu và bảo vệ con giống hải sâm tốt hơn. Số tiền Lý Bá Lâm kiếm được từ bất động sản cộng với tài sản của cha anh đều đã bị ném xuống biển.
Phải đến năm 2010, khối tài sản khổng lồ của anh và cha có được cuối cùng cũng cạn.
Đặt tất cả trứng vào một giỏ
Nếu Lý Bá Lâm lựa chọn từ bỏ thì số tiền tiết kiệm cả đời của gia đình sẽ thực sự trở nên vô ích. Không bỏ cuộc, anh đến ngân hàng vay vốn. Điều may mắn là bà nội 60 tuổi cảm thấy thương cháu đã đưa cho anh toàn bộ 70.000 NDT dành dụm được trong nhiều năm.
Lý Bá Lâm quyết định thuê một người thợ lặn thăm dò tình hình. Điều đáng mừng là những con hải sâm đang phát triển rất tốt ở các khe đá được hình thành bởi số đá trước đây đổ xuống.
Vì hải sâm không cần thức ăn nhân tạo nên giá trị dinh dưỡng của rất cao. Kết quả sau một ngày, khoảng 400kg hải sâm đã được thu hoạch.
Chỉ trong vòng 5 năm, Lý Bá Lâm đã đầu tư 1,58 triệu tấn đá vào vùng biển này, sản lượng hải sâm thu về là 300.000 kg một năm, riêng doanh thu hải sâm đã lên tới 7,8 triệu USD.
Ngoài ra, những viên đá do Lý Bá Lâm thả xuống còn cải thiện môi trường sinh thái dưới đáy biển, sinh vật đáy biển ngày càng nhiều, ngoài hải sâm còn có tôm cá và nhiều loại hải sản khác.
Lý Bá Lâm đã trở thành một “vua hải sâm” thực thụ, số vốn anh bỏ ra cũng sớm được hoàn lại. Giờ đây, vùng biển này đã thực sự trở thành "ngân hàng dưới đáy biển". Lý do khiến Lý Bá Lâm có thể thành công không chỉ là kinh nghiệm nuôi hải sâm. Đó là sự tích luỹ kinh nghiệm từ đầu tư bất động sản, niềm đam mê, còn có cái nhìn độc đáo và sự kiên trì, bền bỉ.
Trên con đường khởi nghiệp, bạn phải có dũng khí để đối mặt với khó khăn, chỉ cần kiên trì, bạn sẽ luôn tìm thấy hy vọng.
Tags