Châu Âu 'ngược dòng' trở thành 'điểm nóng' mới về nhập khẩu vũ khí

Thứ Hai, 14/03/2022 14:51 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 14/3, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố báo cáo thường niên về hoạt động mua bán vũ khí toàn cầu, trong đó lưu ý sự gia tăng đáng kể hoạt động nhập khẩu của châu Âu.

Theo dòng thời sự: Vũ khí không thể kiến tạo hòa bình

Theo dòng thời sự: Vũ khí không thể kiến tạo hòa bình

Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 58 diễn ra từ 18-20/2 tại thủ phủ bang Bayern của Đức vừa kết thúc. Có những điều còn đọng lại, song cũng có những điều "bị đánh rơi" ở một diễn đàn chuyên về an ninh và chính sách đối ngoại có uy tín này.

Theo báo cáo, hoạt động mua bán vũ khí toàn cầu, gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, trong thời gian từ năm 2017 đến 2021 đã giảm 4,6% so với 5 năm trước đó. Châu Á và châu Đại Dương vẫn là khu vực nhập khẩu vũ khí chủ yếu trong 5 năm qua, ghi nhận 43% hoạt động chuyển giao vũ khí toàn cầu.

Khu vực này ghi nhận 6 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, gồm Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pakistan và Nhật Bản. Hoạt động nhập khẩu vũ khí tại Đông Á và châu Đại Dương ghi nhận các mức tăng lần lượt là 20% và 59%.

Trung Đông là thị trường nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, chiếm 32% tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí toàn cầu. Nhập khẩu vũ khí tại khu vực này ghi nhận mức tăng 3% trong 5 năm qua, chủ yếu do đầu tư ở Qatar trong bối cảnh căng thẳng với các nước láng giềng vùng Vịnh. 

mua bán vũ khí, mua bán vũ khí toàn cầu, mua bán vũ khí toàn cầu giảm, vũ khí, vũ khí toàn cầu, điểm nóng nhập khẩu vũ khí, châu Âu là điểm nóng nhập khẩu vũ khí
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Đức. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Đặc biệt, châu Âu ghi nhận nhập khẩu vũ khí trong 5 năm qua tăng tới 19% so với 5 năm trước đó. Nhà nghiên cứu cấp cao Siemon Wezeman, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết châu Âu hiện đã trở thành "điểm nóng mới".

Ông nhận định châu Âu sẽ tăng chi tiêu quân sự "không chỉ chút ít mà là rất nhiều" và phần lớn vũ khí mới là vũ khí nhập khẩu. Đơn cử Đức, Đan Mạch và Thụy Điển đã công bố kế hoạch tăng chi tiêu quân sự.

Trong khi đó, châu Mỹ và châu Phi ghi nhận nhập khẩu vũ khí giảm mạnh, lần lượt ở các mức là 36% và 34%, theo đó mỗi khu vực chiếm khoảng 6% tổng lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu.

Ở nhóm các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, Mỹ vẫn duy trì vị thế dẫn đầu khi chiếm 39% xuất khẩu vũ khí toàn cầu và tăng 14% trong 5 năm qua. Nga vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, nhưng thị phần đã giảm xuống còn 19%. Pháp là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 với 11%, tiếp sau là Trung Quốc với 4,6% và Đức 4,5%.

Phương Oanh/TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›