- 14 tuổi đã có siêu xe, 15 tuổi gây tai nạn còn đánh nạn nhân vì được bố mẹ 'chống lưng', chàng trai nhận kết cục bi thảm khi trưởng thành
- 'Về nhà đi con' tập 35: Khải tới nhà người cũ của Huệ gây sự, Anh Thư được lòng bố mẹ chồng
- Ngọc Quyên ly hôn chồng Việt kiều; Triệu Lệ Dĩnh tuyên bố không sống chung với bố mẹ chồng
Phụ nữ cần biết làm nhiều việc nhưng không nhất thiết phải tự tay làm tất cả việc mình biết.
M., (35 tuổi, Hà Nội) vừa kết thúc cuộc hôn nhân dài 7 năm và hiện đang sống tại nhà bố mẹ đẻ. Cô tâm sự: “Anh trai chị dâu tôi mới xây nhà ngay cạnh nhà bố mẹ tôi. Tuy họ ở riêng nhưng cũng chẳng khác hồi ở chung là mấy. Chị dâu tôi về nhan sắc không được nổi bật nhưng lại khiến anh trai tôi mê mệt vô cùng. Anh ấy thay đổi 1 cách khó tin kể từ ngày họ kết hôn. Làm dâu bao năm mà bố mẹ tôi chưa 1 lần chê trách hay phàn nàn điều gì về con dâu. Có lúc vợ chồng cãi nhau chồng tôi còn bảo: ‘Sao em không nhìn chị dâu mà học tập’. Tôi không hiểu nổi chị ấy có cái gì hơn tôi. Cùng là phụ nữ mà chị ấy việc nhà không phải động tay, tôi thì lăn lộn đối nội đối ngoại. Cùng là phụ nữ mà chị ấy được mẹ chồng cưng chiều, tôi thì bị mẹ chồng coi như người ngoài, cố xây dựng đến mấy mối quan hệ cũng không tốt lên được. Tôi đã rất ấm ức cho đến khi ly hôn xong về nhà mẹ ở hẳn, được gần gũi chị dâu hàng ngày tôi đã hiểu tất cả. Với hôn nhân, phụ nữ cần quản lý chứ không cần hi sinh”.
Rất nhiều cô vợ rơi vào hoàn cảnh giống M., nghĩ mình cố gắng rất nhiều nhưng cái kết vẫn là tay trắng. Đôi khi chúng ta cố gắng sai cách, đi sai đường thì đến cuối cùng, sức cùng lực kiệt, thứ còn lại chỉ là mệt mỏi và chán nản.
Đừng đòi hỏi đàn ông vì tình yêu mà thay đổi, hãy chứng minh cho anh ấy thấy, sự thay đổi của anh ấy sẽ tốt cho người thân, gia đình
Nếu M. có 1 người chồng nặng gia đình, luôn 1 lòng hướng về bố mẹ đến mức khiến cô cảm thấy áp lực thì chị dâu M. lại ngược lại. Anh trai M. được nuông chiều từ bé, không biết quan tâm bố mẹ, các em. Thậm chí có những năm, ngày Tết anh ta còn chẳng dám về nhà vì nợ nần chồng chất. Cho đến khi gặp được chị dâu, anh trai M. như biến thành 1 con người khác. Chỉ có chị ấy dám tát người anh ngỗ ngược của M. trước đám đông. Chỉ có chị ấy dám ra điều kiện với một người đàn ông không sợ trời không sợ đất. Cũng chỉ có chị ấy mới đủ can đảm chuyển nghề, bắt đầu sự nghiệp từ con số 0 để ở gần gia đình chồng. Đối với anh trai, chị dâu M. giống như 1 huấn luyện viên nghiêm khắc, chị ấy luôn biết “đánh” thẳng vào những điểm yếu trong một người đàn ông, vực nó lên và biến nó thành điểm mạnh.
Có lần, M. tò mò hỏi, anh trai cô tâm sự: “Vợ anh chưa bao giờ mềm yếu, khoan nhượng trước những sai lầm của anh. Cô ấy cũng không nuông chiều, nói được là sẽ làm được nên càng làm anh sợ mất cô ấy. Nhưng chỉ cần anh có thiện chí thay đổi, cô ấy sẵn sàng bao dung. Cô ấy cho anh biết thế nào là giá trị gia đình và có những thứ đã đánh mất là mãi mãi không lấy lại được”.
Đừng biến chồng thành phiên tòa công lý để lựa chọn giữa tình và nghĩa
Nếu trong mỗi cuộc xung đột mẹ chồng - nàng dâu, M. luôn ấm ức vì phải chờ đợi sự phân xử từ chồng thì chị dâu cô lại chủ động dành luôn phần thua. Chị ấy nói: “Kết quả thắng thua trong 1 cuộc tranh luận có quan trọng bằng việc duy trì mối quan hệ ấy càng ngày càng trở nên tốt đẹp không? Đàn ông đi kiếm tiền bên ngoài đã vất vả, họ phải gánh cái trọng trách ‘trụ cột gia đình’ nên không thể vẽ thêm việc cho họ đau đầu được. Không ai tránh khỏi những lúc sai sót, có khi mẹ cũng nhận ra cái sai của mẹ nhưng mẹ là người lớn, mẹ sẽ biết xử lý thế nào để con dâu hiểu”.
Điều kì lạ hơn cả là những bất đồng quan điểm vợ chồng, chị dâu M. đều tâm sự với mẹ chồng. Chị coi bà như mẹ đẻ - người phụ nữ nhiều kinh nghiệm sống sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu. Chị không kể xấu chồng, chị chỉ muốn chia sẻ và xin được mẹ chồng tư vấn.
Phụ nữ muốn mình được đối xử như nào hãy thể hiện giá trị của mình tương xứng với vị trí ấy
Phụ nữ không thể muốn được là bà hoàng nhưng bản thân lại hùng hục làm việc như ô sin. Chúng ta thường bị mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động. Cũng giống như câu chuyện của M., cô ấy hi sinh cho chồng và nhà chồng nhưng chẳng ai nhận ra giá trị của cô ấy.
Các cụ ta có câu “hữu dũng vô mưu”, trong hôn nhân cũng vậy, chỉ cần làm nhiều, bỏ sức ra nhiều mà không có chút “chiến lược” thì bạn mãi chỉ là cái máy trong gia đình chồng.
Phụ nữ cần biết làm nhiều việc nhưng không nhất thiết phải tự tay làm tất cả việc mình biết. Những cô vợ thông minh sẽ biết khéo léo một cách có chính kiến, biết cho và nhận, biết vun đắp và đòi hỏi. Đó mới là sự đầu tư khôn ngoan và có lãi.
Tags