Do không biết cách chi tiêu, quản lý tài chính khoa học, không ít bạn trẻ đã điêu đứng vì kiểu chi tiêu bạt mạng và không có kiểm soát.
Mắc kẹt khi từng là con nghiện mua sắm, mắc chứng cuồng ăn
Lumos năm nay dự tính sẽ tốt nghiệp cao học và đang thực tập tại một công ty công nghệ. Năm 2021, khi còn đang học năm 2 cao học, cô từng rơi vào trạng thái stress tột độ, dưới áp lực học hành, cô bắt đầu mua sắm rất nhiều mĩ phẩm chăm sóc da và quần áo, nhưng cô không biết làm thế nào để sử dụng.
"Lúc mua về tôi thậm chí còn không muốn bóc hay xem những món đồ đó, tôi quá chán nản". Lumos nói một cách mệt mỏi.
Khi ham muốn mua sắm lên cao nhất, cô thậm chí còn không thể nhét những bộ quần áo đã mua vào tủ mà thay vào đó, cô gói 7 hoặc 8 túi đồ đã mua vào các túi đựng riêng biệt và treo nó lên, 4 kệ tủ trong ký túc của cô chất đầy các sản phẩm chăm sóc da đều chưa dùng đến.
Ngoài ham muốn mua sắm mạnh mẽ, cô ấy còn mắc chứng cuồng ăn. Sau khi trải qua chứng cuồng ăn, Lumos nhận ra rằng cho dù đó là do ăn uống mất kiểm soát hay tiêu dùng mất kiểm soát, thì đó cũng là do cô ấy đang sống trong sự lo lắng về tương lai và không chú ý đến hiện tại.
Nhiều bạn trẻ điêu đứng vì chi tiêu bạt mạng. (Ảnh minh họa: Auscapade).
Lumos không phải người trẻ duy nhất không thể cân bằng thói quen mua sắm và mục tiêu tiết kiệm.
Theo báo cáo từ Công ty dịch vụ tài chính Permata Bank vào năm 2021, nhân sự trẻ tuổi, đặc biệt là Millennials được cho là thế hệ rất khó khăn trong việc để dành tiền.
Điều này cũng được khẳng định bởi nghiên cứu của Luno và Dahlia Research trên 7.000 người trẻ. Kết quả cho thấy 69% không thể tiết kiệm thường xuyên.
Permata Bank liệt kê 6 nguyên nhân của vấn đề này bao gồm: Họ thường đổ tiền cho những sản phẩm mới nhất và tốt nhất; Mua sắm bốc đồng; Lương thấp; Nợ nhiều; Không biết cách quản lý tài chính cá nhân; và Mang tâm lý "ta chỉ sống một lần trên đời".
Ảnh minh họa.
Giống như Lumos, Li Lindan năm nay là sinh viên năm cuối, đang theo học khoa tài chính của một trường đại học ở Bắc Kinh, hiện đang thực tập tại một công ty tư vấn ở Thượng Hải. Khi còn là sinh viên năm nhất và năm hai, cô ấy đã tiêu 200.000 nhân dân tệ mỗi năm, gia đình sẽ chu cấp đủ sinh hoạt phí cho cô ấy, ngoài tiền ăn tối hàng ngày, cô ấy còn dùng số tiền đó để mua hàng xa xỉ, tập thể dục và trang trải học phí.
Ngoài ra, cô còn mua trả góp điện thoại mới ra mới nhất và thường xuyên nợ bạn bè tiền mỗi tháng.
Ít ai biết rằng đằng sau việc mua sắm điên cuồng đó là mong muốn về một cuộc sống sang chảnh của Lindan.
"Tôi không mua chỉ vì sử dụng mà tôi muốn trải nghiệm cuộc sống như những blogger xinh đẹp trên Youtube. Khi tôi theo dõi các video đó, tôi sẽ không thể ngừng nhấp vào đó và hàng ngày khao khát cuộc sống như vậy". Cô nói.
Muốn thay đổi hiện tại
Một thời gian sau, khi Lindan phụ giúp một người bạn Youtuber của mình quay vlog, cô phát hiện rằng nếu muốn quay được những thước phim tinh tế về cuộc sống, cô ấy cần phải đầu tư rất nhiều chi phí trong giai đoạn đầu: tìm kiếm không gian và thu hút mọi người xem nó.
Sự thay đổi trong quan niệm của cô đến từ trải nghiệm dạy thêm bán thời gian của mình. Ông chủ của Li Lindan có biệt thự rộng hơn 300 m2, lái xe sang và thuê một đứa trẻ 3 tuổi dạy tiếng Anh riêng. Điều này khiến cô được "mở rộng tầm mắt", xuất thân từ một gia đình bình thường, cô hiểu rằng mình không thể có được cuộc sống sang chảnh nhờ mua bán.
Tháng 11/2021, mẹ của Lindan mắc bệnh ung thư vú khiến cô cảm thấy mình trưởng thành đột ngột, gia đình tuy không thiếu tiền đi khám nhưng cô đột nhiên cảm thấy mình cần phải gánh vác trách nhiệm của mình, kể cả tiền bạc. Sau khi mẹ cô khỏi bệnh, cô vẫn cảm thấy rằng mình cần phải tiêu dùng hợp lý.
Li Lindan quyết định siết chặt chi tiêu cá nhân. Trở lại quận nhỏ vào năm 2021, khi đang chuẩn bị cho tốt nghiệp, Li Lindan phát hiện ra rằng không có câu trả lời chuẩn cho cách sống thông qua việc đọc sách về nhân sinh quan, và sống tốt hơn trong cuộc sống hiện tại cũng thật tuyệt vời.
Sau khi tốt nghiệp, cô làm việc cho một công ty ở địa phương. Dù lương chỉ hơn 5.000 NDT nhưng cô ấy làm 3 công việc bán thời gian, ăn ở trong công ty và ở nhà hàng tháng, không còn mua điện thoại di động mới, một năm chỉ tiêu 1.200 NDT cho quần áo.
Ảnh minh họa.
Kỷ lục chi tiêu thấp nhất của cô là cô chỉ tiêu 27 nhân dân tệ trong 5 ngày, số tiền này được dùng để mua bánh bao hấp, đông lạnh trong tủ lạnh cho cô và em gái ăn sáng. Điều này cho phép cô tiết kiệm được 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng.
Với số tiền tiết kiệm trong tay, cô tự tin hơn: "Tết Nguyên Đán năm nay tôi sẽ tự đi mua sắm và mua quà cho gia đình. Tôi đã từng tham khảo giá cả các mặt hàng. Giờ đây, khi đối mặt với một số thực phẩm và quần áo mới mà tôi muốn, Tôi không cần phải lo lắng quá nhiều giá cả về nó.
Cô rất hài lòng với quan niệm tiêu dùng hiện tại: "Với mức lương hiện tại, tôi không cần phải theo đuổi những thứ xa hoa. Bây giờ tâm lý tôi tương đối bình yên".
Còn đối với Lumos, việc "hưởng thụ hết mình" không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Lối sống này mang lại cho cô nhiều niềm vui và sự thoải mái. Tuy nhiên, nếu không cân bằng cùng việc tiết kiệm, cô chắc chắn mình không thể mang túi xách, áo quần để dự trù cho tương lai.
"Tôi đang có kế hoạch giảm tỷ lệ tiết kiệm hàng tháng, chỉ dành ra 20% thu nhập thay vì 30% như trước đây. Nhưng ái ngại thay, tôi vẫn chưa thực hiện được lần nào. Tháng này, tôi có dự định mua tặng mẹ chiếc máy hút bụi. Tháng sau, tôi nghĩ mình có thể bắt đầu", cô nói.
Việc mua sắm điên cuồng và ăn quá nhiều từng là cách Lumos giảm căng thẳng. Nhưng trải qua một khoảng thời gian, nhận thấy việc lắng nghe tiếng nói của cơ thể, đồng thời tìm ra những thói quen lành mạnh hơn để đối phó với stress mới là cách cô ấy thay đổi tâm lý tốt nhất.
Ảnh minh họa.
Sau khi thay đổi quan niệm của mình, cô bắt đầu thử tiết kiệm và chắt chặt chi tiêu. Vào tháng 3/2022, trong năm thứ 3 học cao học ở Vũ Hán, cô không gọi đồ ăn mang về nữa mà ăn trong căng tin của trường và mua một chiếc nồi nhỏ để tự nấu ăn. Cô cũng ngừng mua mỹ phẩm như son môi và phấn nền dạng lỏng, thay kem dưỡng da tay bằng sữa dưỡng thể và sử dụng túi vải thay vì túi hàng hiệu.
Vì Lumos đã quyết định bắt đầu kiểm soát chi tiêu nên cô ấy đã lập một bảng để phân loại và ghi lại các mặt hàng đã qua sử dụng. Đối với hàng tiêu dùng, cô ấy sẽ ghi lại cảm giác khi dùng nó, so sánh hiệu suất chi phí và xem xét liệu nó có phù hợp để mua lại hay không, nếu quần áo không được mặc trong một năm, chúng sẽ bị vứt bỏ.
Điều khiến Lumos ấn tượng nhất là thay vì đến trung tâm mua sắm để mua dầu gội hàng hiệu trị giá hơn 400 nhân dân tệ, cô lại mua một chai dầu gội lớn trị giá 9 nhân dân tệ từ siêu thị và chất lượng cũng xêm xêm nhau.
Sau khi chi tiêu hợp lý, khi một người bạn mời mua món đồ tương tự, Lumos không còn đồng ý như trước mà sẽ dứt khoát từ chối: "Kiểm soát chi tiêu đã cho tôi dũng khí để từ chối mọi người, và từ chối là một sự chân thành để bước ra khỏi sự cám dỗ này".
Tuy nhiên bạn bè không hiểu cô và xa lánh cô, nhưng cô không quan tâm đến sự xa lánh này.
Giờ đây, Lumos đang thực tập tại tỉnh Hồ Bắc và chuẩn bị nộp đơn xin việc. Cô ấy đã học cách hấp bánh bao và nấu ăn thay vì đồ ăn mang đi, tập chạy bộ thay vì tập gym. Đồng thời cô ấy đã giảm được 15 kg.
Ảnh minh họa.
Lumos hài lòng với điều kiện sống hiện tại của mình. Sau đó, cô ấy cũng chọn bán một số quần áo và sản phẩm chăm sóc da trên một số group đồ cũ và bán chúng với giá gần 100.000 nhân dân tệ, thông qua tập thể dục, nghỉ ngơi, ngủ và đi bộ, cô ấy dần tránh xa chứng rối loạn ăn uống vô độ.
"Cảm giác tuyệt vời nhất đối với tôi khi tiêu dùng hợp lý là tôi biết rằng mình chỉ cần một chút đồ đạc để sử dụng, vì vậy tôi sẽ không còn lo lắng nữa". Lumos chân thành chia sẻ.
Tags