(Thethaovanhoa.vn) - World Cup 2023 của bóng đá nữ sẽ được tổ chức tại Australia và New Zealand vào năm sau. Tuy vậy, điều quan tâm của 32 đội bóng lúc này là lễ bốc thăm chia bảng sẽ diễn ra ở Auckland, New Zealand vào ngày 22/10 này.
Kết quả bốc thăm sẽ cho các đội biết đối thủ của họ ở vòng bảng và nhánh đấu mà họ phải trải qua tại giải.
Lớn hơn bao giờ hết
Lễ bốc thăm Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 của FIFA là một sự kiện lớn trong rất nhiều sự kiện đang diễn ra cho World Cup 2023, tạo tiền đề - và lịch trình - cho con số kỉ lục 32 đội tuyển sẽ tham gia vào phiên bản mới nhất của giải đấu được mở rộng từ 24 đội trong cả hai năm 2015 và 2019.
Bước vào lễ bốc thăm vòng chung kết, 29 trong số 32 đội đã vượt qua vòng loại World Cup: Australia (đồng chủ nhà), New Zealand (đồng chủ nhà), Argentina, Brazil, Canada, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Italy, Jamaica, Nhật Bản, Hàn Quốc, Morocco, Hà Lan, Nigeria, Na Uy, Philippines, Ireland, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Mỹ, Việt Nam và Zambia.
Ba vị trí còn lại sẽ được xác định từ giải đấu play-off liên liên đoàn gồm 10 đội, sẽ diễn ra từ ngày 18 đến ngày 23/2 tại Auckland, New Zealand. Vòng đấu này gồm có 2 đội đến từ châu Á (Đài Bắc Trung Hoa và Thái Lan), 2 từ châu Phi (Cameroon và Senegal), 2 từ CONCACAF (Haiti và Panama), 2 từ Nam Mỹ (Chile và Paraguay), 1 từ châu Đại Dương (Papua New Guinea) và 1 từ châu Âu (Bồ Đào Nha).
Thống kê cho thấy 7 đội tham dự World Cup 2023 - Brazil, Đức, Nhật Bản, Nigeria, Na Uy, Thụy Điển và Mỹ - đều có mặt trong mọi kì World Cup bóng đá nữ và đây là lần góp mặt thứ 9 của họ trên sân khấu lớn nhất của môn thể thao này. Ở đầu bên kia của quang phổ, 5 đội tham dự giải năm nay - Morocco, Philippines, Ireland, Việt Nam và Zambia - sẽ ra mắt World Cup bóng đá nữ.
Thủ tục bốc thăm
29 đội đã vượt qua vòng loại và 3 suất giữ chỗ cho vòng play-off đã được xếp vào 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 8 đội, dựa trên bảng xếp hạng FIFA mới nhất của bóng đá nữ. Các đội xếp hạng cao nhất - cùng với đồng chủ nhà Australia và New Zealand - sẽ ở Nhóm 1, tiếp theo là 8 đội tiếp theo trong Nhóm 2, … 3 suất cho những đội trong giải đấu play-off sẽ được phân bổ cho Nhóm 4.
Từ đó, các đội sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên thành 8 bảng, từ A đến H, với mỗi bảng có 4 đội. Mỗi bảng sẽ có một đội được bốc thăm ngẫu nhiên từ mỗi nhóm, ngoại trừ New Zealand và Australia, các đội sẽ đứng đầu bảng A và B tương ứng.
Những điều rõ hơn
Với tư cách là đồng chủ nhà, New Zealand và Australia đã lần lượt được giao các vị trí A1 và B1. 6 đội còn lại trong Nhóm 1 - Mỹ, Thụy Điển, Đức, Anh, Pháp và Tây Ban Nha - sẽ được bốc thăm vào vị trí 1 của mỗi bảng còn lại, từ C đến H.
Khi tất cả các đội đã được rút ra từ Nhóm 1, bốc thăm ngẫu nhiên sẽ tiếp tục với Nhóm 2. Đối với các đội ở Nhóm 2 trở lên, bảng và vị trí trong bảng - 2,3 hoặc 4 - cũng sẽ được xác định bằng bốc thăm ngẫu nhiên.
Ngoại trừ châu Âu, nơi sẽ có tối thiểu 11 đội tham dự World Cup, theo nguyên tắc chung, hai đội từ cùng một khu vực vòng loại không được bốc thăm vào cùng một bảng. Điều này có nghĩa là Mỹ không thể nằm trong nhóm với các đối thủ CONCACAF là Canada (Nhóm 2), Costa Rica (Nhóm 3) hoặc Jamaica (Nhóm 3). Vì có 11 đội đến từ châu Âu (có thể là 12 tùy theo kết quả play-off liên liên đoàn đang chờ diễn ra), mỗi bảng sẽ có tối thiểu một đội từ UEFA với 3 (và có khả năng là 4) bảng có 2 đội châu Âu.
Vì kết quả của trận đấu loại trực tiếp giữa các liên đoàn sẽ không được biết vào thời điểm bốc thăm ngày mai, nên có thể có một kịch bản, mặc dù không thể xảy ra, khi hai đội từ cùng một liên đoàn nằm trong cùng một bảng.
Điểm đến ở châu Đại dương
Năm 2023 không chỉ đánh dấu nhiều đội nhất từng tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới mà còn là lần đầu tiên Giải vô địch bóng đá nữ thế giới có hai quốc gia đăng cai, với giải đấu được phân chia giữa Australia và New Zealand. Tổng cộng, 64 trận đấu của giải đấu sẽ diễn ra trên 10 địa điểm khác nhau ở 9 thành phố khác nhau - 5 thành phố ở Australia và 4 ở New Zealand.
Các thành phố đăng cai ở Australia là Adelaide/Tarntanya (Sân vận động Hindmarsh), Bristbane/Meaanjin (Sân vận động Brisbande), Sydney/Gadigal (Sân vận động Australia và sân vận động bóng đá Sydney), Melbourne/Naarm (Sân vận động hình chữ nhật Melbourne), Perth/Boorloo (Sân vận động Perth Rectangular). Các trận đấu ở New Zealand sẽ được diễn ra trên Auckland/Tamaki Makarurau (Eden Park), Dunedin/Otepoti (Sân vận động Dundein), Hamilton/Kirikiriroa (Sân vận động Waikato) và Wellington/Te Whanganui-a-Tara (Sân vận động khu vực Wellington).
Trận khai mạc và lễ khai mạc giải đấu sẽ có đồng chủ nhà New Zealand và sẽ được thi đấu tại Eden Park ở Auckland/Tamaki Makarurau vào ngày 20/7. Trận chung kết World Cup 2023 sẽ diễn ra vào ngày 20/8 tại sân vận động Australia ở Sydney/Gadigal.
Các bảng A, C, E và G sẽ chơi tất cả các trận vòng bảng của họ tại New Zealand, trong khi các bảng B, D, F và H sẽ chơi tất cả các trận vòng bảng của họ tại Australia. Các trận đấu vòng loại trực tiếp sẽ được phân chia giữa hai quốc gia thông qua bán kết, với trận tranh hạng ba (ngày 19/8 tại Brisbane/Meaanjin) và trận chung kết (ngày 20/8 tại Sydney/Gadigal) đều diễn ra tại Australia.
Các nhóm hạt giống của giải Nhóm 1: Úc (13, đồng chủ nhà), New Zealand (22, đồng chủ nhà), Mỹ (1), Thụy Điển (2), Đức (3), Anh (4), Pháp (5), Tây Ban Nha (6). Nhóm 2: Canada (7), Hà Lan (8), Brazil (9), Nhật Bản (11), Na Uy (12), Ý (14), Trung Quốc (15), Hàn Quốc (17) Nhóm 3: Đan Mạch (18), Thụy Sĩ (21), Ireland (24), Colombia (27), Argentina (29), Việt Nam (34), Costa Rica (37), Jamaica (43). Nhóm 4: Nigeria (45), Philippines (53), Nam Phi (54), Maroc (76), Zambia (81), đội thắng play-off A (chưa xác định), đội thắng play-off B (chưa xác định), đội thắng play-off C (chưa xác định). |
Mạnh Hào
Tags