- Nhìn thạc sĩ ĐH top đầu 40 tuổi xin việc bị gọi là ‘bà thím’, tôi nhận ra: Không sở hữu 3 thứ này trước tuổi 30, trung niên chắc chắn chật vật
- Lời thú nhận của cặp vợ chồng tuổi trung niên: Mối quan hệ dù thân thiết đến mức nào cũng đều mang tính mùa vụ, chỗ dựa đáng tin cậy nhất vẫn cứ là bản thân mình!
- Lương cao, nhiều người trẻ vẫn chật vật ngày cuối tháng: Kiếm tiền để tiêu xài cho hiện tại hay chắt bóp từng đồng cho tuổi trung niên
Đến tuổi trung niên, cha mẹ chúng ta già đi, con cái lớn nhanh, thân thể cũng không còn tốt như trước, trách nhiệm trên vai càng nặng nề là lúc chúng ta cần biết làm một phép trừ.
Bài viết của tác giả Trác Tử đăng trên nền tảng Aboluowang (Trung Quốc)
Ai mới là người đau lòng khi bạn không còn tồn tại?
Tôi vừa tham dự đám tang một người bạn cùng lớp đại học. Cách đây không lâu, cô ấy còn cùng tôi đi hát karaoke, khung cảnh lúc đó vẫn còn sống động trong tâm trí của tôi. Tại tang lễ, tiếng khóc xé lòng của mẹ cô ấy làm tôi không kìm được nước mắt.
Thế nhưng sự xúc động trong tôi không tồn tại được bao lâu bởi thái độ của những người bạn khác. Sau tang lễ, ngay tại bãi đỗ xe dưới tầng hầm vang lên những tiếng cười nói, nhóm chat lớp cũ thì liên tục hiện thông báo. Mọi người vui vẻ thảo luận nên ăn ở đâu, món gì cho ngon. Họ cười nói như thể không phải bước ra từ một lễ tang, nơi một thành viên trong nhóm chat đó ra đi mãi mãi.
Bên trong cánh cửa nhà tang lễ là sự chia ly vĩnh viễn đau thương, bên ngoài lại là sự tương phản tàn nhẫn, khó chấp nhận. Khi còn sống, cô bạn của tôi luôn cảm thấy mình không thể thiếu mặt trong các bữa tiệc của hội bạn, có thể vì lỡ hẹn với gia đình để tham gia các buổi tụ họp bạn cũ. Nhưng khi cô ấy không còn, người thực sự quan tâm đến sự hiện diện của cô ấy hóa ra lại chỉ còn gia đình.
Nhiều người khi còn trẻ cũng vậy, cuộc sống bên ngoài nhiều niềm vui cuốn chúng ta đến những buổi vui chơi cùng bạn bè, đồng nghiệp, người quen. Đến tuổi trung niên, khi vài người thực sự quan trọng xung quanh mất đi, hay đến lúc cảm thấy mình không còn nhiều thời gian để tồn tại, mới nhận ra những cuộc vui như vậy phần nhiều là vô nghĩa.
Thời gian là thứ nên được đầu tư khôn ngoan hơn cho những điều giá trị. Biết tập trung cho những điều quan trọng như kết giao với hai, ba người bạn chí cốt, chăm sóc người thân trong gia đình - những người luôn bên cạnh bạn trong mọi hoàn cảnh - chính là trạng thái tốt nhất của cuộc sống.
Đừng để đến tuổi trung niên mới biết điều gì đáng giá nhất
Tôi cũng từng tự hào khi sở hữu nhiều bạn bè, nhưng khi bạn gặp khó khăn, những người từng tâng bốc bạn trong các cuộc vui là những người rời đi nhanh nhất. Đầu tư nhiều thời gian, năng lượng và cả tiền bạc để duy trì những mối quan hệ hững hờ như vậy, cuối cùng sẽ chỉ thấy niềm vui trong chốc lát, chẳng lời lãi thậm chí còn “lỗ” to.
Trong những năm gần đây, tôi hiếm khi tham gia tiệc tùng, chỉ trừ dịp thực sự quan trọng. Không phải thờ ơ mà là sau 30 tuổi, tôi cảm nhận thời gian trôi qua rất nhanh, nên dành thứ tài sản quý giá này cho những người và những việc đáng giá hơn.
Cha mẹ già đi, con cái lớn nhanh, thân thể cũng không còn tốt như trước, trách nhiệm trên vai càng nặng nề. Thay vì chỉ biết tìm cách tạo mối quan hệ, kết giao bên ngoài, dành thời gian đầu tư cho năng lực bản thân, cải thiện công việc hay một bữa tối yên tĩnh, một giấc ngủ sâu sẽ giúp nửa sau cuộc đời bạn không còn gì hối tiếc.
Tôi từng xem một video có tên là "The Fall", chia cuộc đời chúng ta thành 4 mùa, và tuổi trung niên là khoảng thời gian chuẩn bị bước vào mùa thu. "The Fall" trong tiếng Anh còn có một nghĩa khác, đó là rơi xuống.
Một người khi đến tuổi trung niên, tâm sức sẽ đều không còn dồi dào như tuổi trẻ, điều bạn cần làm là tập trung và sử dụng nguồn năng lượng quan trọng của mình vào những việc quan trọng hơn. Trong thế giới của người lớn, có quá nhiều thứ mà chúng ta cần cắt bỏ. Bạn có bao giờ tự hỏi bản thân có thực sự cần bao nhiêu mối quan hệ để hạnh phúc không?
Một người bạn doanh nhân họ Giang của tôi vừa phải nhập viện, nhiều ngày đứng giữa ranh giới sinh tử vì bệnh gan - hậu quả của vô số buổi tiệc tối. Khi tỉnh táo, anh viết vài dòng thế này: “Cuộc đời mong manh hơn ta tưởng, đến lúc cận kề cái chết, tôi mới ân hận. Nếu có thể trở về, tôi nhất định sẽ đến trường đón con, trên đường về nhà cùng trò chuyện thật vui vẻ, kể chuyện cho con vào giấc mỗi tối. Nếu có thể trở về, tôi nhất định sẽ tập thể dục, bỏ những thói quen sinh hoạt xấu thường ngày…”
Thật may mắn là họ Giang sau đó được xuất viện. Anh cùng vợ bắt đầu dành nhiều thời gian đi mua sắm, đi dạo, đi đón con. Giang chia sẻ với tôi rằng khi cuộc sống chậm lại, khi anh biết cách làm phép trừ loại bỏ những điều không có nhiều ý nghĩa, anh mới khám phá ra những điều tốt đẹp giản dị mà trước giờ anh chưa từng thấy.
Có người từng hỏi nhà điêu khắc vĩ đại Auguste Rodin: “Bí ẩn của nghệ thuật là gì?”, ông đáp: “Bỏ đi phần thừa”. Vậy nên khi đến tuổi trung niên, không muốn “lỗ” to vì bỏ lỡ những thứ giá trị, hãy biết đầu tư thời gian đúng cách càng sớm càng tốt.
Tags