Nếu bạn đã cố gắng thay đổi cùng một hành vi nhiều lần mà vẫn không thấy hiệu quả, thì đó là dấu hiệu nhận biết rằng có điều gì đó khác đang diễn ra "sâu bên trong".
Nghiên cứu của chuyên gia Harvard, Lisa Lahey, được thúc đẩy bởi một thống kê gây sốc: ngay cả khi các bác sĩ thông báo cho bệnh nhân tim rằng họ sẽ chết nếu không thay đổi thói quen đã ăn sâu, chỉ 1/7 sẽ thành công thay đổi cách sống của họ.
Ngay cả khi đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết theo nghĩa đen, con người bẩm sinh đã có ác cảm với sự thay đổi - và Lahey, tác giả của cuốn sách "Immunity to Change" muốn mọi người hiểu sự ác cảm đó thể hiện như thế nào trong cuộc sống của mọi người khi họ bắt tay vào thực hiện bất kỳ mục tiêu mới nào vào năm 2023.
"Mọi người có một quan niệm rất sai lầm rằng chúng ta thực sự có thể thay đổi một cách nhanh chóng. Điều đó không đúng," Lahey nói. "Bạn thực sự cần cho mình nhiều không gian hơn."
Theo quan điểm của Lahey, điều tồi tệ nhất về những quyết tâm trong năm mới không phải là việc chúng ta "không" thực hiện chúng, thay vào đó, bi kịch ở đây là chúng ta thường xuyên chỉ trích bản thân khi không làm được chúng, dù chúng ta đều biết hàng thập kỷ nghiên cứu đã chứng minh chúng ta bẩm sinh đã chống lại sự thay đổi như thế nào.
"Giống như mọi người uống Kool-Aid (đồ uống có hương vị), và nghĩ 'Nếu tôi thực sự có ý định thực hiện mục tiêu này mà tôi lại không làm được nó, vậy thì tôi là kẻ thua cuộc. Có điều gì đó không ổn với tôi'. Tôi nghĩ đó chỉ là sự mất mát về năng lượng của con người mà thôi", cô ấy nói.
"Phần lớn điều đó liên quan đến thực tế là mọi người không nhận ra rằng có những thế lực mạnh mẽ đang hoạt động ở mức độ vô thức khiến chúng ta khó thay đổi," Lahey tiếp tục. "Không có gì đáng xấu hổ về điều đó cả."
Thay đổi không phải là điều không thể. Lahey nói rằng một số mục tiêu của năm mới thực ra có thể dễ dàng được thực hiện nếu chúng ta làm nó đúng cách.
Rắc rối bắt đầu xảy ra khi có một hệ thống niềm tin cơ bản mà chúng ta không nhận thấy ngăn cản chúng ta kiên trì với mục tiêu của mình.
Lahey cho biết nếu bạn đã cố gắng thay đổi cùng một hành vi nhiều lần mà vẫn không thấy hiệu quả, thì đó là dấu hiệu nhận biết rằng có điều gì đó khác đang diễn ra "sâu bên trong".
Nhưng đừng sợ: Với hàng thập kỷ nghiên cứu, Lahey đã phát triển toàn bộ lộ trình về cách xác định, và vượt qua sự phản kháng lại với thay đổi của chúng ta.
Phá vỡ sự kháng cự
Quá trình này có ba bước chính. Trước tiên, bạn phải xác định mục tiêu của mình và rằng bạn cần làm gì khác đi để đạt được mục tiêu đó.
Lấy ví dụ về Brené Brown, một tác giả sở hữu cuốn sách bán chạy nhất. Trong một tâp postcad gần đây của mình, Brown chia sẻ về điều mà cô ấy muốn thay đổi.
Mục tiêu của Brown: Cô ấy muốn có kỷ luật hơn trong việc sắp xếp các cuộc họp thường xuyên với nhóm của mình, cô ấy gọi nó là "nhiệm vụ quan trọng".
Tiếp theo, bạn cần xem xét những hành vi hiện tại có thể đi ngược lại mục tiêu của mình, Lahey nói.
Trong trường hợp của Brown thì đó là: Cô ấy hủy bỏ và lên lịch lại các cuộc họp quá thường xuyên, cô ấy tự rút khỏi các cuộc họp vào phút cuối, cô ấy đã lên lịch dày quá mức.
Brown luôn luôn nói "có" với các cuộc họp chỉ diễn ra một lần, và điều đó góp phần khiến Brown cảm thấy rằng các cuộc họp là lãng phí thời gian.
Lahey nói rằng việc nhận ra được một hành vi mấu chốt là rất quan trọng, bởi lẽ ở bước này, mọi người thường nghĩ là mình tìm ra được vấn đề rồi, trong khi nguyên nhân sâu xa thực sự thì lại vẫn bị bỏ ngỏ.
Bước thứ ba: xác định các hành vi chính tiềm ẩn khiến bạn kháng cự lại sự thay đổi.
Trong trường hợp của Brown, trong sâu thẳm của mình, cô ấy luôn muốn dành nhiều thời gian nhất có thể cho công việc sáng tạo. Cô cho rằng các cuộc họp không chỉ nhàm chán mà chúng còn chiếm lấy quỹ thời gian sáng tạo của mình. Cô ấy không muốn bị xao nhãng bởi điều đó, và do đó, cô ấy đã bỏ qua các cuộc họp như một cách để tiết kiệm thời gian cho việc sáng tạo, điều mà cô ấy coi là quan trọng hơn.
Bỏ qua các giả định chúng ta tự nghĩ ra
Một trong những khách hàng của Lahey là một bà mẹ, cô ấy nói rằng cô ấy muốn tập thể dục nhiều hơn, nhưng lại luôn cảm thấy tội lỗi khi bỏ con ở nhà để đi tập thể dục.
Lahey nói, việc loại bỏ những loại giả định mà bạn tự nghĩ ra (tương tự như bà mẹ phía trên) sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng bạn có thể bắt đầu thay đổi suy nghĩ của mình bằng cách tạo ra "một bài kiểm tra hợp lệ về niềm tin của bạn".
Bài kiểm tra này là khác nhau ở mỗi người. Đối với người mẹ lo lắng rằng thói quen tập thể dục sẽ khiến con cái không vui, Lahey gợi ý một bài kiểm tra rất đơn giản: thử đi dạo trong khi một người giúp việc chăm sóc con của cô ấy.
Khi cô ấy trở lại, bọn trẻ đang rất vui vẻ với hoạt động của mình: rất vui khi gặp cô ấy, chắc chắn rồi, nhưng cũng vẫn hoàn toàn ổn khi tự chơi mà không có mẹ.
Lahey nói rằng đó là điều người mẹ cần để bắt đầu chăm sóc bản thân theo nhiều cách. "Sau khi áp dụng cách đó, người mẹ bắt đầu cảm thấy tốt hơn về thể chất của bản thân và cả cách cô ấy nuôi dạy con cái", Lahey nói thêm.
Và đó là chìa khóa. "Mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều và có khả năng kiên trì với những thay đổi mà họ đang cố gắng thực hiện nếu họ bắt đầu bằng cách dễ dàng hơn với bản thân mình", Lahey nói.
"Đối với tôi, món quà lớn nhất của công việc này là khiến mọi người cảm thấy bớt xấu hổ hay tiêu cực, và cuối cùng giải phóng nỗi xấu hổ mà họ cảm thấy vì không thể thay đổi hay thực hiện một mục tiêu mới", Lahey chia sẻ.
Thay đổi là có thể xảy ra, quan trọng là bạn có bắt đầu nó đúng cách hay không!
Tags