- Hà Anh Tuấn: "Khi quá thèm muốn cái của người khác, ta sẽ mệt mỏi. Nhưng khi quay trở lại, ta sẽ tìm thấy sự kiên định"
- Nếu đi làm chỉ coi tiền lương mỗi tháng là niềm vui thì người nhận 5 triệu với 20 triệu đều như nhau: Bạn chỉ đang thực hiện một thỏa thuận đổi tuổi trẻ để lấy tiền
- Khác biệt giàu nghèo thực chất là khác biệt giáo dục: Sự 'đảo ngược' đang âm thầm diễn ra, cần nhận thức trước khi quá muộn
- Nhìn khuôn mặt đoán vận mệnh thành - bại: Người sở hữu điểm này có phúc khí, năng lượng dồi dào, cuộc đời càng về sau càng thịnh vượng
- Chuyện về họ bí ẩn nhất Trung Quốc: Làm nghề cao quý được xem là sứ giả của thần linh, đến Hoàng đế cũng phải kính nể nhờ vả
Những việc bạn làm trong những năm 30 tuổi sẽ quyết định nửa sau cuộc đời, càng ít sai lầm thì về sau càng nhàn hạ.
Tess Brigham là một nhà trị liệu tâm lý và huấn luyện viên cuộc sống được chứng nhận có trụ sở tại San Francisco. Cô đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này và chủ yếu làm việc với các thế hệ millennials và cha mẹ của millennials.
Thế hệ Millennials hay còn gọi là thế hệ Y, khái niệm dùng để chỉ những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000 (18-35 tuổi). Đây là những người lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội như forum, blog, facebook… đồng thời họ là lực lượng lao động chủ đạo của hiện tại và tương lai.
Dưới đây là bài chia sẻ của Tess Brigham về những nuối tiếc ở tuổi 20, 30 của cô.
Cơ hội làm việc với những người trẻ tuổi là một món quà vì nó cho phép tôi suy ngẫm về các lĩnh vực trong cuộc sống của chính mình.
Thỉnh thoảng, tất cả chúng ta cần nhìn lại cuộc đời và suy nghĩ về những gì chúng ta có thể làm khác so với trước đây. Ở tuổi 46, bản thân vẫn còn nhiều điều phải học hỏi, nhưng tôi hy vọng sự khôn ngoan mà tôi đã đạt được trên con đường sự nghiệp của mình có thể truyền cảm hứng cho bạn, để giúp tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của chính bạn.
Đây là 7 điều tôi cảm thấy nuối tiếc nhất vì đã không làm trong độ tuổi 20 và 30 của mình:
1. Đừng sợ thất nghiệp
28 tuổi, ước mơ bị tan vỡ và thất nghiệp là một trải nghiệm đau đớn đối với tôi. Tôi cảm thấy như toàn bộ niềm tin của mình đã bị xé tan. Tôi đã giữ giấc mơ Hollywood quá lâu đến nỗi tôi không biết bản thân là ai nếu không có nó. Tôi cảm thấy như tất cả bạn bè đã tìm ra mục tiêu của họ. Họ đã có những công việc tốt, mối quan hệ và những kế hoạch tuyệt vời. Họ đang sống rất vui vẻ. Trong khi đó, tôi lại đang trong tình trạng thất bại thảm hại.
Nhưng tất cả chúng ta đều có những bước đi khác nhau trong cuộc sống. Khách hàng ở độ tuổi 20 thường nói với tôi rằng: "Tôi sắp bước sang tuổi 30 và tôi không có công việc ổn định". Vì một vài lý do nào đó, chúng ta luôn cho rằng 30 tuổi là độ tuổi mà bản thân cần phải có một công việc mơ ước. Và nếu chúng ta không đạt được điều đó, chúng ta cảm thấy mình đang sống một cuộc đời thất bại.
Đây là lời khuyên của tôi dành cho bạn: "Đừng lãng phí thời gian ám ảnh về công việc mơ ước của bạn. Bằng cách chậm lại và đón nhận hành trình cuộc sống của mình, bạn sẽ học được nhiều điều về bản thân và những gì bạn thực sự muốn làm với cuộc sống này.
2. Chủ động tìm kiếm công việc
Năm 24 tuổi, tôi thu dọn hành lý và chuyển đến Los Angeles để theo đuổi ước mơ của mình ở Hollywood. Ở thời điểm đó, tôi cảm thấy hối tiếc vì không đủ can đảm để tự đứng lên, mà chỉ biết răm rắp nghe theo người khác. Khi tôi bị từ chối tăng lương, tôi đã không hỏi những gì cần để có được điều đó. Khi bị cấp trên đối xử bất công, tôi chỉ biết giữ im lặng vì nghĩ rằng việc lên tiếng sẽ làm tổn hại con đường sự nghiệp của mình.
Bắt đầu một sự nghiệp mới ở độ tuổi 20 có thể khá đáng sợ, nhưng tự mình đứng lên và nói lên tiếng nói của mình có thể giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp sau này. Đồng thời, điều này có thể truyền cảm hứng cho sự thay đổi tại nơi làm việc. Nếu tôi được quay ngược thời gian, tôi sẽ nói với bản thân lúc đó rằng: "Bạn có thể không có nhiều kinh nghiệm, nhưng bạn có quyền yêu cầu những gì bạn muốn. Bạn cần tìm ý nghĩa và niềm vui trong công việc của mình".
3. Dành thời gian để nói "biết ơn"
Tôi đã rất tập trung vào sự nghiệp của mình vào đầu những năm 20 tuổi. Và tôi đã không dành thời gian cho những người yêu thương, quan tâm tôi nhất. Tôi luôn cho rằng bản thân có thể bù đắp cho họ trong tương lai.
Nhưng một điều khủng khiếp đã xảy ra vào năm tôi bước sang tuổi 27. Một người bạn thân của tôi đã qua đời và việc bù đắp sau này sẽ không bao giờ có thể xảy ra được nữa. Thay vào đó, tất cả chỉ là đau buồn và tội lỗi.
Giá như tôi đã dành thời gian để nói năm từ đó: "Tôi rất biết ơn bạn".
Bây giờ, tôi đã bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn của mình thường xuyên hơn. Mọi người cũng cần phải làm như vậy. Cho dù đó là một người bạn, người yêu, cha mẹ hay thậm chí là một người cố vấn của bạn, việc không thể hiện lòng biết ơn và tình yêu dành cho họ thường là một sự hối tiếc lớn đối với hầu hết mọi người.
4. Tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt
Các chuyên gia tài chính đã lưu ý rằng không tiết kiệm tiền cho việc nghỉ hưu là một trong những sai lầm lớn nhất mà millennials mắc phải. Theo một cuộc khảo sát gần đây, gần 60% người trưởng thành thừa nhận rằng bỏ bê việc tiết kiệm là điều họ cảm thấy nuối tiếc nhất.
Vào đầu những năm 20 tuổi, ý tưởng rằng một ngày nào đó tôi già đi và sẽ nghỉ hưu hoàn toàn không xuất hiện trong suy nghĩ của tôi. Tôi thường dành toàn bộ tiền lương của mình cho những thứ không cần thiết. Tôi đã nghĩ rằng còn quá sớm để bắt đầu tiết kiệm tiền ở độ tuổi này.
Cho đến nhiều năm sau đó, khi tôi học được những điều cơ bản về tiền bạc như sức mạnh của lãi kép hoặc tầm quan trọng của việc đóng góp vào quỹ hưu trí, cuối cùng có một khoản tiền tiết kiệm kha khá. Bây giờ tôi đã ở giữa tuổi 40 và có sự đảm bảo về tài chính. Điều này nghe có vẻ hấp dẫn hơn nhiều so với các loại cocktail lạ mắt và quần áo hàng hiệu.
5. Không sợ hãi và nắm lấy cơ hội
Sau khi nhận ra rằng Hollywood không phù hợp với mình, tôi bắt đầu xem xét các lựa chọn khác. Bố và chị gái tôi đều là luật sư, vì vậy tôi đã thử làm một số tư vấn thử nghiệm, điều mà tôi không thực sự thích lắm.
Trong sâu thẳm, tôi thực sự muốn trở thành một nhà trị liệu. Tôi thường nghĩ về việc bắt đầu thực hành điều đó, nhưng bản thân lại liên tục trì hoãn. Tất cả chỉ vì tôi không có đủ niềm tin vào khả năng của mình. Tất nhiên, cuối cùng tôi đã vượt qua sự bất an của bản thân và thực hiện một cú nhảy lớn trong cuộc đời. Tôi vui vì mình đã làm được điều đó, nhưng tôi luôn ước rằng mình có thể thực hiện nó sớm hơn. Bây giờ, khi một bệnh nhân của tôi đang cảm thấy đắn đo, tôi sẽ khuyến khích họ chấp nhận rủi ro và đừng sợ thất bại.
6. Chăm sóc bản thân
Sức khỏe mang đến một loại tự do và hạnh phúc mà rất ít người nhận ra, chỉ cho đến khi họ không còn có nó nữa. Khi bạn còn trẻ, cơ thể bạn rất dễ hồi phục sức khỏe.
Nhưng điều đó sẽ không xảy ra khi bạn 30 tuổi. Lúc cha tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tôi bắt đầu có những thay đổi lớn trong lối sống của mình. Nhưng tôi cảm thấy rất nuối tiếc vì bản thân đã nhận ra quá muộn.
Có rất nhiều người nói rằng: "Tôi không có thời gian đến phòng tập thể dục" hoặc "Tôi rất thích ăn, tôi ăn những gì mình muốn" và "Tôi không quan tâm liệu mình có chết sớm hay không?".
Nhưng hãy hỏi bất kỳ bác sĩ nào và họ sẽ nói với bạn rằng: "Đây không phải là về vấn đề về tuổi thọ. Đó là về việc bạn có muốn bị mắc một căn bệnh mãn tính và phải chịu đựng 10 hay 15 năm, sống nhờ vào y học hiện đại để duy trì cuộc sống của mình".
Sống trong nhung lụa từ nhỏ, 14 tuổi cao 1m7 vẫn đòi ngủ chung giường với mẹ, chàng trai nhận cái kết đau đớn khi trưởng thànhTags