- Tin nóng thể thao sáng 16/4: HLV châu Âu chia tay ĐT Việt Nam; hoa khôi bóng chuyền tìm được nhân tố có chiều cao ấn tượng
- Tin nóng thể thao tối 15/4: Ngôi sao bóng chuyền nữ Việt Nam lên bàn mổ; CAHN làm điều bất ngờ cho CĐV
- HLV Tuấn Kiệt sẽ giữ lại 14 ngôi sao nào trong danh sách rút gọn của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam?
Bóng chuyền nữ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong hai năm 2023 và 2024. Nhưng có những chuyện khó tin xảy ra khi chúng ta nhìn lại lịch sử.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam kém may mắn đến kỳ lạ
Hôm 15/4, chủ công Trần Tú Linh đã phẫu thuật thành công và dự kiến sẽ phải nghỉ thi đấu 6-10 tháng trước khi có thể trở lại tập luyện.
Tú Linh gần như chắc chắn không thể thi đấu trong năm nay. Đây là vấn đề với HLV Tuấn Kiệt khi tay đập quê Hà Tĩnh là nhân tố góp phần quan trọng giúp tuyển Việt Nam gặt hái nhiều thành công nổi bật trong hai năm 2023 và 2024.
Sự vắng mặt của Tú Linh ở ĐTQG trong năm 2025 khiến người ta "giật mình" khi nhìn lại lịch sử. Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam luôn thiếu một cái gì đó trên hành trình chinh phục vinh quang suốt hơn một thập kỷ qua, khiến chúng ta chưa bao giờ thực sự đặt chân lên đến đỉnh cao đúng nghĩa ngay cả khi đã ở gần vòng nguyệt quế.

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lập nhiều thành tích lịch sử trong hai năm 2023 và 2024 nhưng chưa bao giờ có được lực lượng mạnh nhất


Tú Linh vừa phẫu thuật để chữa trị dứt điểm chấn thương, dự kiến phải nghỉ thi đấu 6-10 tháng
Trong hàng thập kỷ, khi tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có cặp phụ công xuất sắc là Ngọc Hoa và Kim Huệ cùng một đối chuyền tài năng là Phạm Thị Yến thì chúng ta lại thiếu những chủ công hay libero có tầm vóc tương xứng.
Năm 2023, khi chúng ta có hai cầu công Trần Thị Thanh Thúy và Kiều Trinh bùng nổ cùng với những đóng góp không thể bỏ qua của Lâm Oanh, Tú Linh, Nguyễn Thị Trinh hay Khánh Đang thì chúng ta lại không có Bích Tuyền (không tập trung đội tuyển vì chấn thương).
Năm 2024, khi chúng ta có Bích Tuyền bùng nổ dữ dội thì cả Thanh Thúy lẫn Kiều Trinh đều xuống phong độ nghiêm trọng và không đóng góp được nhiều do chấn thương dai dẳng.
Năm 2025, khi chúng ta có đủ những cầu thủ tấn công tốt nhất và đều đang có phong độ cao là Bích Tuyền, Thanh Thúy, Kiều Trinh, có cả dàn phụ công chất lượng rất đồng đều và cũng đang có phong độ cao gồm Nguyễn Thị Trinh, Phạm Thị Hiền, Lê Thanh Thúy và Bích Thủy thì chúng ta lại mất chủ công có khả năng đỡ bước 1 và phòng ngự tốt nhất là Tú Linh.
Xuyên suốt lịch sử, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam luôn có những cầu thủ tài năng nhưng thời điểm nào chúng ta cũng vẫn thiếu ít nhất 1-2 nhân tố rất quan trọng.
Sự vắng mặt của Tú Linh trong năm mà tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam nhắm đến mục tiêu giành HCV SEA Games lần đầu tiên trong lịch sử rõ ràng khiến HLV Tuấn Kiệt phải lo lắng.
Chúng ta trước giờ vốn dĩ vẫn yếu về hai khâu rất cơ bản là đỡ bước 1 và phòng ngự hàng sau. Không có Tú Linh, mọi chuyện càng đáng lo hơn.
Nếu khâu chuyền một và phòng ngự không tốt, hiệu quả tấn công hoặc chuyển thủ thành công của tuyển Việt Nam chắc chắn cũng không thể đạt hiệu quả cao dù chúng ta hiện tại có các cầu công vào loại xuất sắc nhất trong lịch sử.
HLV Tuấn Kiệt đã phải triệu tập chủ công Nguyễn Thị Uyên, người nhận được nhiều lời khen ngợi ở khâu chuyền 1 và phòng ngự, để thay thế Tú Linh. Cùng với đó, tay đập Nguyễn Thị Phương cũng được triệu tập để thay thế Nguyệt Anh.
Hy vọng, Nguyễn Thị Uyên và Nguyễn Thị Phương sẽ giúp HLV Tuấn Kiệt giải quyết được vấn đề trước khi chúng ta bước vào giải đấu đầu tiên của năm 2025 là AVC Challenge Cup sau đây gần 2 tháng.
Hơn 20 năm qua và sau hơn 30 cuộc đối đầu (riêng ở chung kết SEA Games là 10 trận), chúng ta vẫn chưa thể đánh bại tuyển Thái Lan, đối thủ lớn nhất cản bước tuyển Việt Nam trên hành trình chinh phục vinh quang.
Nỗi khắc khoải vẫn còn đó và khi chúng ta đang cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết vào cơ hội viết lại lịch sử với cả dàn ngôi sao hùng hậu thì HLV Tuấn Kiệt lại mất Tú Linh, chủ công phòng ngự và đỡ bước 1 tốt nhất của đội tuyển. Định mệnh cứ thích trêu đùa.
Tags