- Đi thăm họ hàng ngày Tết, bạn nhất định đừng mặc 5 item này kẻo bị 'âm điểm' thanh lịch
- Hàng giò chả 30 năm không dành cho người bận rộn, khách "đội mưa" xếp hàng nườm nượp
- Chuyện phong bao lì xì và ý nghĩa thực sự của việc mừng tuổi đầu năm mới
- Ngày cận tết, đâu đâu cũng 'thèm' shipper: Tài xế làm hết công suất, đợt cao điểm kiếm 10 triệu đồng
- Dù gây lùm xùm nhưng toàn cảnh chợ quê mà Đoàn Di Băng dựng giữa khu đại gia vẫn khiến người xem choáng ngợp vì độ 'khủng'
Sau gần 10 năm đến với thư pháp, Cẩm Nhung cho biết bản thân thích nhất chữ “Tâm”. Đó cũng làm kim chỉ nam để cô theo đuổi và gắn bó với nghề.
Trong những ngày cuối năm, đường phố khoác màu áo mới. Nhịp sống hiện đại đã xóa mờ hình ảnh những ông đồ ngồi viết chữ. Song, nét đẹp treo câu đối Tết, xin chữ vẫn còn tồn tại trong nếp sống thường nhật của người Việt.
Thư pháp là bộ môn không mới, nhưng cũng không đại trà, đặc biệt với người trẻ. Thế nhưng trong 3 năm gần đây, người ta bắt đầu nhắc nhiều hơn đến bộ môn này. Một trong những người trẻ đưa thư pháp lên nền tảng Tiktok đã tiết lộ những bí mật không phải ai cũng biết đằng sau công việc đặc biệt này..
Cô đồ đi ngược dòng: Đến vì đam mê, ở lại nhờ chữ “duyên”
Nguyễn Cẩm Nhung (sinh năm 1996, Bắc Giang) được nhiều người biết đến với kênh Tiktok Cẩm Nhung thư họa. Trái với xu hướng làm video giật gân để thu hút người xem, cô gái trẻ tự xây dựng cho mình hình ảnh nền nã, gắn với “con chữ”.
Trước đây, cô học thiết kế đồ họa tại trường FPT Arena. Sau khi tốt nghiệp, Cẩm Nhung chọn con đường du học chuyên ngành hội họa Trung Hoa ở Trung Quốc.
Trước khi tạo ra xu hướng và những clip triệu view trên Tiktok, Cẩm Nhung đã được biết đến nhờ hình ảnh diện áo dài đỏ, đội mấn đỏ gắn hoa đang cặm cụi viết chữ ở chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang).
Thế nhưng, điều ít ai biết đó là cô đồ đã đến với thư pháp từ 9 năm trước. “Tôi học thư pháp từ giữa cấp 3, đến năm lớp 12 bắt đầu đi “cho chữ”, cô chia sẻ.
Ở Việt Nam, thư pháp Việt chưa phải bộ môn chính thức nên chưa có trường lớp chính thống đào tạo. Những kỹ năng, kiến thức ban đầu mà Cẩm Nhung có được là nhờ theo học một thầy nổi tiếng, dần dần tự luyện tập và học thêm thư pháp Trung.
Sau khi sang Trung Quốc du học, cô mới thực sự học chuyên sâu về thư pháp và thủy mặc. Xuất phát từ niềm đam mê với con chữ, Cẩm Nhung tiết lộ bản thân chưa từng nghĩ mình sẽ dành toàn bộ thời gian và tâm huyết để theo đuổi bộ môn này.
Dù đã học thư pháp cách đây 9 năm, song phải đến năm 2019, Cẩm Nhung mới có đủ duyên để theo đuổi công việc này. Do đại dịch COVID-19 bùng phát, cô phải tạm dừng việc học ở Trung Quốc để quay trở lại Việt Nam.
Trong thời gian ở nhà, Cẩm Nhung tìm đến Tiktok. Cô nảy ra ý tưởng chia sẻ các clip về thư pháp trên nền tảng này. Ở thời điểm đó, các nội dung về thư pháp, tranh thủy mặc trên Tiktok vẫn còn khá mới và gần như chưa có ai làm nội dung về mảng này. Chỉ trong một thời gian ngắn, các clip của cô đồ 9x bắt đầu lên xu hướng và trở thành một hiện tượng mạng. Nhờ đó, mọi người biết đến Cẩm Nhung Thư họa nhiều hơn.
Là một người trẻ, lại là con gái đến với thư pháp, Cẩm Nhung cho rằng đó là điều may mắn. Ban đầu phần lớn khách hàng tìm đến cô là vì tò mò và ủng hộ tinh thần người trẻ theo đuổi bộ môn này. Còn hiện tại sau gần 10 năm, mọi người tìm đến cô không phải do trẻ nữa mà vì tài năng, vốn kiến thức và sự chăm chút cho tác phẩm.
Thu nhập khủng từ nghề “bán chữ”, doanh thu một tháng lên tới 9 con số
Khi học đại học tại Hà Nội, Cẩm Nhung đã tự góp vốn để mở cửa hàng làm nails và đào tạo học viên. Thu nhập chính của cô khi đó đến từ cửa hàng. Kể từ khi lên 18 tuổi, cô gái sinh năm 1996 đã sống tự lập mà không cần bố mẹ chu cấp. Tại thời điểm đó, thu nhập của cô chạm mốc 20 - 25 triệu đồng/tháng.
Trong thời gian đó, thu nhập từ thư pháp không đáng kể, chủ yếu vào những ngày đầu năm.
Cẩm Nhung tiết lộ, trong một ngày hội ở Yên Thế, cô thu về 2,5 triệu đồng nhờ việc viết chữ. Đây cũng là số tiền đầu tiên cô có được sau khi đến với thư pháp.
Cùng với việc tên tuổi được biết đến nhiều hơn, cơ hội kinh doanh của cô cũng bắt đầu có khởi sắc, các đơn hàng tranh thủy mặc, chữ thư pháp tăng lên từng ngày.
Quyết định dành toàn bộ tâm huyết theo đuổi bộ môn thư pháp, Cẩm Nhung cho biết bản thân chưa từng nghĩ đến vấn đề tài chính. Càng tìm hiểu sâu về công việc này, cô nhận ra đây là lĩnh vực rất hay. Cô khẳng định: “Mỗi một công việc khi đạt đến độ lành nghề thì chắc chắn sẽ đi kèm với kinh tế”.
Sau 3 năm dịch, hiện Cẩm Nhung đã có lượng khách hàng ổn định. Trung bình, doanh thu từ việc bán tránh, các tác phẩm thư pháp của cô lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng.
Thậm chí đã từng có người sẵn sàng trả hàng chục triệu đồng để sở hữu một tác phẩm của Cẩm Nhung.
Có nguồn thu nhập “khủng”, song cô đồ 9x xác định đó không phải mục tiêu hướng đến trong tương lai xa. “Bản thân tôi không hướng tới cuộc sống vì vật chất quá nhiều. Thay vào đó, tôi muốn tay nghề được chau chuốt và học chuyên sâu”, cô chia sẻ.
Trong những ngày cuối năm, khối lượng công việc của cô đồ cũng tăng lên. Trung bình một ngày, Cẩm Nhung làm việc khoảng 14 tiếng/ngày, có những ngày 2-3 giờ sáng mới kết thúc công việc.
Dù vậy, cô gái trẻ không cho đó là điều vất vả. Khi mình có thu nhập cao thì đồng nghĩa với việc bỏ nhiều công sức. Bạn không thể đòi hỏi rằng mình làm việc ít hơn người khác mà doanh thu vẫn cao. Mọi người thường nghĩ công việc viết thư pháp, vẽ tranh là nhẹ nhàng và chỉ cần ngồi nhà vẫn có thể ra tiền. Thực tế áp lực từ công việc này không hề nhỏ, đi kèm với đó là sự đánh đổi về sức khỏe.
Trong tương lai, cô hướng đến việc xây dựng thương hiệu Cẩm Nhung thư họa thực sự là họa sĩ thủy mặc nổi tiếng tại Việt Nam thay vì một cô đồ vẽ tranh kiếm tiền.
Không phải cứ xin chữ “Tài” thì cuộc đời sẽ lên hương
Quan niệm xin chữ đầu năm là nét đẹp từ lâu đời. Bản thân người xin chữ trong tâm đã định sẵn những mục tiêu, mong muốn của mình trong tương lai và có sự chuẩn bị nhất định. Những người như vậy thường rất cố gắng trong công việc và có hướng đi cho mình.
Theo cô đỗ 9x, nhiều người mua chữ “Tâm” có thể đơn giản là vì chữ đó đẹp. Nhưng thực tế, người viết phải giải nghĩa được chữ đó: “Tâm có nghĩa là gì và vì sao phải treo chữ Tâm?”. Một khi hiểu được ý nghĩa, người ta mới trân trọng được con chữ đó.
Trong cuộc sống, nhiều người gặp những điều trắc trở, không tìm được phương hướng cho mình, họ tìm đến việc xin chữ để mong mọi thứ “thuận buồm xuôi gió” hơn. Nhưng có một điều mọi người nên nhớ cuộc sống của mình không thể đi cầu, đi xin mà phải xuất phát từ cái tâm. Chữ “Tâm” là lời nhắc nhở mỗi người phải dùng hết trái tim, đối xử với người xung quanh bằng cả tấm lòng, làm việc hết mình, yêu thương mọi người thì chắc chắn cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn trong tương lai.
Chúng ta không thể đi mua một chữ “Tiền” hay “Tài” thì sẽ giàu có. Việc treo chữ trong nhà nhắc nhở chúng ta phải cố gắng, phải chăm chỉ…
Chữ không chỉ là vật trang trí trong gia đình mà còn là kim chỉ nam trong cuộc sống của mỗi người để hàng ngày nhìn vào đó để phấn đấu. Xin chữ không giống đi cầu hay khấn mà giống như viết ra mục tiêu của cuộc đời mình.
Nếu chúng ta làm một điều gì xuất phát từ cái tâm, không mưu cầu danh lợi thì chắc chắn công việc đó sẽ thành công, mối quan hệ cũng bền vững hơn. Nếu ai đó có suy nghĩ làm việc này để kiếm tiền, kết thân với người kia để có lợi ích thì mọi thứ cũng sẽ sớm tiêu tan.
Hội nhóc tỳ từng đóng quảng cáo Tết gây sốt năm nào: Ai cũng dậy thì thành công, người kiếm tiền khủng, người biết 3 thứ tiếngTags