- Căn bệnh tâm thần nguy hiểm gặp ở người trẻ: Chuyên gia chỉ cách phát hiện sớm phòng hậu hoạ
- 4 loại thực phẩm cực phá gan, tiêu thụ nhiều khiến lá gan xơ xác
- Tưởng bị rối loạn tiêu hóa, cô gái phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối: Cách nhận diện dấu hiệu ung thư
- 9x tạm biệt ước mơ làm giám đốc để làm freelancer, thu nhập nghìn USD: Được Microsoft chọn mặt gửi vàng, một tuần làm việc 10 tiếng, còn lại để… đi chơi
Trào lưu FIRE là một lối sống với mục tiêu tự do tài chính và nghỉ hưu sớm. Trào lưu này đang được giới trẻ trên toàn thế giới và Việt Nam ủng hộ. Nhưng dưới góc độ của các chuyên gia, để thực hiện theo phong trào này không hề đơn giản.
Cuốn lịch đếm ngược ngày nghỉ hưu
Theo South China Morning Post, mới đây, cô gái họ Deng, đến từ tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã gây sốt cộng đồng mạng bằng những bức ảnh chụp các tờ lịch đã bị xé nhỏ và số còn lại cho đến ngày "được tự do".
Deng cho biết bộ lịch đếm ngược tới ngày cô tiết kiệm đủ tiền để nghỉ việc, trở thành freelancer. Cô là người ủng hộ phong trào FIRE (viết tắt của Financial Independence - Retire Early - tự do tài chính, nghỉ hưu sớm). Cụ thể, cuốn lịch có tổng cộng 4.480 tờ, tương đương khoảng 12 năm. Hiện nay, cô mới bước qua tuổi 24, nghĩa là Deng có thể nghỉ hưu ở độ tuổi 36.
Deng cho biết cuốn lịch này sẽ cho động lực tiết kiệm tiền để nghỉ hưu sớm và trở thành một người làm nghề tự do. Tuy nhiên, cô không nói rõ nghề nghiệp hiện tại của mình.
Bên cạnh đó, với mục đích ghi lại hành trình hướng tới "một cuộc sống với nhiều lựa chọn hơn", Deng còn ghi những thông điệp khích lệ vào mỗi trang thứ 10 trong bộ lịch để kỷ niệm cô thành công trong việc vượt qua một mốc khác của cuộc đời với tư cách là một "nô lệ công việc".
Bộ lịch "siêu to khổng lồ" của Deng tạo nên tiếng vang trên mạng xã hội, được xem như "ngọn lửa mới" thổi vào tinh thần thế hệ trẻ ở Trung Quốc.
Deng là một trong những người trẻ Trung Quốc hiện nay hưởng ứng phong trào FIRE. Phong trào này lần đầu xuất hiện ở phương Tây với cuốn sách Your Money or Your Life năm 1992, khuyến khích mọi người tiết kiệm tối đa để đạt được mục tiêu bỏ việc, nghỉ hưu sớm hơn bình thường hàng thập kỷ bằng cách sống nhờ thu nhập đầu tư.
Sự phổ biến của phong trào này ở Trung Quốc tương đồng với khái niệm "tang ping" (nằm thẳng), có nghĩa là ngừng làm việc, ngừng phấn đấu, từ bỏ hôn nhân, con cái, việc làm và những nhu cầu vật chất như nhà lầu, xe hơi, hài lòng với việc đạt được mức tối thiểu cần thiết để tồn tại.
Trên nền tảng mạng xã hội Douban, gần 230.000 người đã tham gia nhóm "FIRE Life" kể từ khi nhóm được thành lập vào năm 2020.
Song, nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc có ý kiến khác về việc làm của Deng, nói rằng số ngày còn lại cô phải đếm trên bộ lịch là quá nhiều, khiến họ càng cảm thấy vô vọng.
Một người khác chỉ ra rằng việc sống trong hiện tại quan trọng hơn là đếm từng ngày cho đến khi nghỉ hưu: "Cô ấy không chỉ xé đi những tờ lịch mà còn là cuộc sống và tuổi trẻ của cô ấy. Cuộc sống là để chúng ta trải nghiệm, không phải để đếm bằng những con số".
Giới trẻ đòi nghỉ hưu, các tỷ phủ lại thích làm việc
Warren Buffett là một trong những tỷ phú hàng đầu thế giới. Dù ông đã bước sang tuổi 92 nhưng ông vẫn làm việc mỗi ngày và chưa có ý định nghỉ hưu. Ông cho biết mình cảm thấy hạnh phúc nhất khi được làm việc. Trong ngày sinh nhật lần thứ 80, ông phát biểu: "Kế hoạch của tôi là làm việc đến quá 100 tuổi. Tuy nhiên, để đạt được điều này, tôi sẽ phải học suy nghĩ theo cách khác". Một lần khác, ông chia sẻ: "Tôi nghĩ mình có nhiều niềm vui hơn bất cứ người 90 tuổi nào trên thế giới này khi làm việc tại Berkshire Hathaway".
Doanh nhân người Nam Phi Elon Musk đã làm nên lịch sử vào đầu năm 2021 khi vượt qua ông chủ Amazon Jeff Bezos, trở thành người giàu nhất thế giới.
Nỗ lực làm việc là một trong các nền tảng quan trọng của ông Musk. "Nếu ai đó làm việc 50 tiếng và bạn làm việc 100 tiếng, bạn sẽ làm gấp đôi trong một năm so với công ty khác". Rõ ràng, sự cần cù đã được đền đáp xứng đáng khi ông Musk gia nhập câu lạc bộ tỷ phú sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD vào tháng 8/2020, bên cạnh Bill Gates hay Mark Zuckerberg.
Trong cuộc phỏng vấn riêng với New York Times, ông Musk tiết lộ bản thân mất ngủ và dành phần lớn thời gian của ngày sinh nhật để làm việc tại nhà máy, nơi ông có mặt hầu như cả ngày lẫn đêm. Ông làm việc chăm chỉ tới mức suýt quên đám cưới của em trai mà ông làm phù rể.
Theo cuộc khảo sát của Northwestern Mutual, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến 35% người Mỹ đã thay đổi tuổi nghỉ hưu mong muốn của họ. Trong đó, 24% có kế hoạch nghỉ hưu muộn hơn dự kiến, 11% mong muốn được nghỉ hưu sớm hơn.
Đáng chú ý, cuộc khảo sát cho thấy hai thế hệ trẻ nhất trong nhóm tuổi lao động đều bày tỏ kỳ vọng được nghỉ hưu trước tuổi 60. Theo GOBankingRates, tỷ lệ Gen Z muốn nghỉ hưu sớm là 59,4%, Gen Y là 59,5%.
Trào lưu nghỉ hưu sớm không còn lạ ở các nước phương Tây nhưng mới chỉ bắt đầu được nhắc đến nhiều tại Việt Nam vài năm trở lại đây. Khái niệm và phong cách sống này cũng đang gây ra không ít tranh cãi.
Chưa cần biết giới trẻ thực sự hiểu đúng khái niệm nghỉ hưu sớm hay chưa, nhưng những trường hợp trên khiến người ta đặt ra câu hỏi: Liệu người trẻ có đang quá lười, trong khi những doanh nhân thành đạt ở trên thế giới và Việt Nam vẫn miệt mài làm việc dù tuổi tác đã già?
Chia sẻ về vấn đề này, Shark Nguyễn Hòa Bình cho rằng có một vài động cơ, khiến các doanh nhân dù thành đạt nhưng vẫn tiếp tục làm việc.
"Động cơ mang tính cốt lõi là nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi mình bị lãng quên, tụt hậu, bị tiêu diệt. Giống như con linh dương sáng dậy biết mình phải chạy rất nhanh, không thì sẽ bị ăn thịt.
Động cơ thứ hai đó là thói quen. Như tôi quen với việc startup 20 năm nay rồi, bây giờ ngừng lại tôi chẳng biết làm gì. Mà không làm nữa thì người yếu đi, cơ thể mụ mị, mất sức khoẻ. Lúc đó họ làm việc chính là họ đang được sống, được vui.
Động cơ thứ 3, không phải là tiền mà là để lại di sản cho xã hội, con cháu. Còn làm được đến lúc nào mà họ chấp nhận rằng mình bị lạc hậu rồi, lùi lại để con cháu, người khác lên thay. Mà lúc đó sẽ rất buồn vì rảnh quá, nhiều thời gian quá", Shark Nguyễn Hòa Bình cho hay.
Ông Bình cho rằng bất kỳ ai ở Việt Nam, có tài sản tầm 10 triệu USD là đã vượt qua ngưỡng tự do tài chính mà không cần nghĩ gì đến tiền nữa. Quan trọng lúc đó người ta sẽ chuyển hóa mục tiêu cao hơn, thành để lại di sản gì cho xã hội, công trình gì cho xã hội.
Nhìn chung, việc chuyển đổi từ làm việc 8 tiếng mỗi ngày sang dư dả thời gian không hề đơn giản. Thời gian đầu các bạn trẻ có thể rất hào hứng nhưng nếu việc này kéo dài sẽ gây ra cảm giác buồn chán, mất phương hướng nếu không có kế hoạch rõ ràng.
Mặc dù khi làm việc mình thích mà không nghĩ đến việc phải kiếm được tiền, khả năng cống hiến của con người là cao nhất. Nhưng để làm những điều mình thích thì họ phải là người đã có thu nhập thụ động để không phải nghĩ đến một lúc nào đó sẽ hết tiền. Bản thân những người tự do tài chính sớm cũng đã là những người tài giỏi, có năng lực.
Vì vậy, nếu một người trẻ tuổi có ý định "nghỉ hưu" sớm, có lẽ nên cân nhắc lại. Hãy dành thanh xuân của mình để cống hiến và sống một cuộc đời ý nghĩa bằng cách đóng góp nhiều điều tích cực cho xã hội, thay vì trở thành gánh nặng bởi lối sống ích kỷ và lười biếng của mình.
Cựu nhân viên web phim người lớn phổ biến nhất thế giới trải lòng về góc khuất trong ngành công nghiệp gây tranh cãiTags