- Bí quyết ăn uống để giảm 19kg trong 9 tháng chưa cần tới tập luyện từ bác sĩ nổi tiếng
- Hết ngọn đu đủ lại đến quả mồng tơi trở thành trend ăn uống khiến dân mạng rần rần: Phen này cây mồng tơi "tới số" rồi!
- Lee Hi lột xác đầy bất ngờ hậu giảm cân chỉ với 3 tuyệt chiêu ăn uống mà bạn có thể áp dụng ngay
Khái niệm ăn uống "bruch" thường xuyên được thấy trên mạng xã hội, nhưng dường như nhiều người vẫn còn nhầm lẫn và chưa hiểu rõ lắm về nó.
Bắt nguồn từ dòng trạng thái của một cô gái trên mạng xã hội TikTok, mà thuật ngữ dùng để chỉ bữa ăn này lại được nhiều quan tâm về ý nghĩa.
Cụ thể, cô gái đã đăng tải dòng trạng thái là: "Đi ăn bún ngan rồi đi mua hoa, đi cà phê. Trưa có nên đi ăn brunch rồi chiều lượn lờ không?".
Tưởng rằng đây chỉ là một câu rủ rê bạn bè đi chơi bình thương nhưng dân tình đã phát hiện cái gì đó sai sai trong câu nói.
Thì ra, chỗ sai ở đây chính là tình huống tại sao đã ăn sáng bằng bún ngan rồi mà cô gái còn rủ bạn đi ăn bruch. Điều này gây ra sự hiểu lầm rằng cô bạn này đã không hiểu rõ ý nghĩa của từ "brunch" nên đã dùng sai ngữ cảnh. Ngay sau khi được cộng đồng mạng thắc mắc và nhắc nhở thì cô gái này đã phải bình luận xin lỗi mọi người vì lỗi sai của mình.
Một loạt bình luận thắc mắc về câu nói này. (Ảnh chụp màn hình TikTok)
Ý của cô nàng là sau khi ăn sáng và uống cà phê xong sẽ cùng bạn bè đi qua những quán phục vụ "brunch" tại Hà Nội để chụp ảnh, chứ không phải là sẽ đi ăn "brunch" như mọi người vẫn nghĩ. Vậy từ "brunch" ở đây là gì mà khiến cô nàng lại dùng sai ngữ cảnh như thế?
Hai quán chuyên phục vụ "brunch" nổi tiếng tại Hà Nội mà cô nàng trên video đã nhắc đến. (Ảnh: Muối Tiêu, Trip Advisor)
Thật ra, câu trả lời khá đơn giản, brunch là sự kết hợp giữa breakfast và lunch (lấy phần "br" và "unch" từ hai chữ rồi ghép với nhau). Đây là từ dùng để chỉ một bữa ăn "mông lung" giữa bữa sáng và bữa trưa. Khi bạn đã quá muộn để ăn sáng nhưng quá sớm để ăn trưa, thì bữa ăn trong khoảng thời gian này được người ta gọi là là "brunch".
Có thể thấy ý nghĩa đằng sau chữ tiếng Anh này rất đơn giản, khi mà ghép một phần của bữa sáng và bữa trưa, rồi cho ra một danh từ để gọi bữa ăn giữa sáng và trưa. (Ảnh: DaybyDay)
Vì "brunch" là một bữa ăn kết hợp giữa bữa sáng và bữa trưa nên thông thường nó sẽ có tổng hoà của cả hai loại món ăn. Nhưng do khái niệm brunch có nguồn gốc từ Anhnên các món ăn cũng là những món phổ biến của hai nước này như bánh pancake, waffle, bánh crepe, croissant…
Nhưng ngày nay, nhờ vào sự giao thoa văn hoá ở thời hiện đại, mà các buổi "brunch" bây giờ cũng có thể có các món ăn châu Á như dimsum, các loại bánh bao, các món ăn nhẹ như gỏi cuốn, các món súp.
Tags