- Nữ đại gia tiết kiệm được 11 tỷ đồng nhưng không dám mua đồ quá 600 nghìn gây tranh cãi: Vậy tiêu tiền thế nào mới là 'tận hưởng cuộc sống'?
- Có nên mua bảo hiểm nhân thọ để tiết kiệm cho hưu trí không?
- Trước và sau kết hôn chị em tiết kiệm khác như thế nào?
- Đến tuổi xế chiều, có 2 điều càng 'tiết kiệm' với con cháu càng tốt: Gia đình êm ấm hay không đều phụ thuộc vào đây
Những thanh niên "nghèo sang chảnh" này nhìn bề ngoài thì hào nhoáng nhưng thực chất lại vô cùng mong manh, một chút biến cố trong cuộc sống cũng hoàn toàn có thể đánh bại họ. Còn những người biết tiết kiệm thì ngược lại, họ rất mạnh mẽ!
Trên mạng xã hội, có người chia sẻ câu chuyện của mình như sau. Trong một lần về nhà vào dịp Tết, anh tình cờ gặp một người họ hàng, 42 tuổi, vẫn độc thân, tài khoản ngân hàng có khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Sau đó đi hỏi kĩ ra anh mới biết, mặc dù lương cao, nhưng trong một năm, số tiền mà cô ấy tiêu trong một năm chỉ vỏn vẹn hết 136 triệu đồng.
Lương năm của cô ấy rơi vào khoảng 1.5 tỷ, nhưng mẹ cô ấy nói cô ấy rất tiết kiệm. Quần áo toàn là mua trên mạng, cái đắt nhất cũng chỉ khoảng 700 ngàn, áo khoác cũng không có bao nhiêu, luôn mặc đi mặc lại.
Đôi giày đắt nhất mà cô ấy đi cũng không quá 1 triệu, đều là mua hàng giảm giá khi gần hết mùa, tuyệt đối chưa bao giờ mua đúng vụ. Mỹ phẩm, đồ trang điểm chỉ dùng những thứ cơ bản nhất, cả năm chỉ tốn chưa tới 10 triệu cho tiền mỹ phẩm và đồ chăm sóc da.
Đi làm không bao giờ gọi xe, không đi xe điện thì là ngồi xe buýt, không bao giờ nhuộm tóc, không làm móng, đi chơi với bạn bè cũng ít ỏi.
Chiếc điện thoại cô ấy đang dùng cũng có giá chưa tới 10 triệu, dùng đã được vài năm, màn hình đã vỡ nhưng vẫn có thể dùng, năm ngoái bình bầu nhân viên tiên tiến, công ty thưởng cho một chiếc iphone, cô ấy lại đăng lên bán lại chiếc điện thoại đó…
Một năm kiếm được hơn 1 tỷ nhưng tới 90% đều được cô ấy tiết kiệm lại.
Có lẽ rất nhiều người nghĩ, cách mà cô ấy đang sống không gọi là sống, mà gọi là sinh tồn thì đúng hơn.
Nhưng nghĩ thật kĩ lại thì một cuộc sống như vậy quả thực rất khổ sở, rất keo kiệt ư?
Một người một tháng chi tiêu khoảng 10 triệu, thực ra cũng là mức tiêu dùng trung bình của khá nhiều người.
Có thể trong mắt nhiều người, cuộc sống của cô ấy thật vô vị, nhưng bản thân cô ấy lại không nghĩ như vậy.
Tiêu tiền để hưởng thụ, chẳng qua cũng chỉ là một cuộc sống có ý nghĩa đối với một bộ phận người mà thôi.
Có những người cho rằng có tiền thì phải mua quần áo hàng hiệu, ăn ở những hàng quán đắt tiền, hoặc tận hưởng những dịch vụ cao cấp.
Nhưng có những người không có yêu cầu quá cao đối với đời sống vật chất, ngược lại, có những thứ không hề đắt đỏ nhưng lại có thể khiến họ cảm thấy rất vui, chẳng hạn như mua một cuốn sách, trồng một chậu hoa, hay cùng dăm ba người bạn uống trà nói chuyện.
Chính cô gái này cũng bộc bạch: 'Tôi thương hại những người nghèo nhưng hào nhoáng, vì họ rất dễ gục ngã trước biến cố! Còn người biết tiết kiệm thì không, họ rất mạnh mẽ và chủ động".
Giá trị quan của mỗi người là khác nhau, phương thức sống họ lựa chọn cũng khác nhau.
Cảm thấy khó hiểu với cuộc sống "Lương cao nhưng keo kiệt", quan điểm này cũng đại diện cho phần lớn người trẻ ngày nay.
Lương họ không thấp, nhưng họ sẵn sàng bỏ cả nửa tháng lương ra để mua một chiếc túi đắt tiền, một đôi giày hàng hiệu, hay đến một quán trà chiều đắt đỏ…
Họ thà "tiêu hết tiền" cũng phải sống "sao cho đáng".
"Dù sao thì tháng sau lại có tiền, tranh thủ lúc còn trẻ nuông chiều bản thân một chút".
Gần đây xuất hiện một cụm từ khá phổ biến có tên "Nghèo sang chảnh".
Nó chỉ những người có vẻ ngoài sang chảnh, lương ổn định, ăn uống đồ dùng đều là hàng hiệu, nhưng khi hỏi đến tài khoản ngân hàng, hầu hết đều là con số 0 tròn chĩnh.
Có người từng đặt câu hỏi: Sống kiểu nghèo sang chảnh là sai ư?
Bàn về vấn đề này, một cô gái chia sẻ rằng cô sẽ chỉ uống cà phê Gesha của Panama, rượu vang thì sẽ chỉ uống loại Romanee của Bourgogne, Pháp, sở hữu vô số son môi…
Cô ấy nghiện cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, chạy theo đủ loại xu hướng, tự nhủ rằng tiêu tiền mua sắm là "đối xử tốt với bản thân".
Là một nhân viên văn phòng bình thường, lương của cô không thể đáp ứng được cuộc sống tiêu xài hoang phí như vậy, nhưng dù tiêu hết tiền, thậm chí rút thẻ tín dụng, cô vẫn phải duy trì cuộc sống sung túc của mình.
Bởi lẽ "không tận hưởng là tàn nhẫn với chính mình".
Những thanh niên "nghèo sang chảnh" này nhìn bề ngoài thì hào nhoáng nhưng thực chất lại vô cùng mong manh, một chút biến cố trong cuộc sống cũng hoàn toàn có thể đánh bại họ.
Có một câu chuyện kinh điển như này.
Người nghèo tới phàn nàn với Chúa, nói xã hội không công bằng, người giàu vừa nhàn nhã vừa có rất nhiều tiền, trong khi họ làm việc chăm chỉ mỗi ngày nhưng lại chẳng để ra được bao nhiêu.
Sau đó, Chúa khiến người giàu trở nên nghèo như người nghèo, đồng thời cho hai người họ mỗi người một quả núi, mỗi ngày họ có thể bán than đào được lấy tiền mua thức ăn, thời hạn là một tháng.
Người nghèo thuần thục, nhanh chóng đào được một xe than đem ra chợ bán, sau đó mang toàn bộ tiền đi mua một xe đầy thức ăn.
Người giàu mất cả ngày mới đào được một xe than, nhưng bán có tiền, anh lại chỉ mua vào chiếc bánh bao, số tiền còn lại đem cất đi.
Những ngày tiếp theo, người nghèo tiếp tục đào than đổi lấy tiền mua thức ăn. Người giàu kể từ ngày thứ hai đã bắt đầu dùng số tiền dành dụm được của ngày thứ nhất thuê một nhân công tới giúp mình đào than, một buổi sáng đã đào được mấy xe than, bán lấy tiền, anh lại thuê thêm vài người nữa về làm việc cho mình.
Cứ như vậy không bao lâu sau, người giàu lại trở thành người giàu, còn người nghèo vẫn là người nghèo.
Rất nhiều người trẻ trong xã hội hiện nay đều rất coi thường cái gọi là "tư duy người nghèo", càng tiết kiệm càng nghèo, không dám tiêu tiền thì lấy đâu ra động lực để kiếm tiền?
Nhưng vì sao đổi sang "tư duy người giàu" rồi lại vẫn chẳng thể giàu hơn?
Bởi lẽ đó không phải là tư duy người giàu, mà là một kiểu "tư duy người nghèo mới":
Không có tiền thì tiêu ít, có nhiều tiền thì tiêu nhiều, tiền lương có nhiều tới mấy cũng sẽ có những ham muốn và nhu cầu cao hơn cần được thỏa mãn.
Cứ như vậy, chúng ta không bao giờ tích lũy, rồi để tiền đẻ ra tiền.
Nguyên nhân khiến một người trở nên giàu có là gì?
Nhà văn Cai Leilei đề cập đến ba yếu tố: cơ hội, may mắn và tích lũy tài sản.
Bạn có thể nhận được một khoản tiền lớn từ cha mẹ của mình nhờ vào may mắn;
Cũng có thể có được một cơ hội nhất định thông qua nâng cao năng lực, giúp tăng đáng kể lợi nhuận của bạn trên mỗi đơn vị thời gian;
Cũng có thể do đầu tư giá trị hoặc thông qua một phương thức tích lũy nào đó mà từ từ leo lên một nấc thang tài sản mới.
Chỉ bằng cách tích lũy tài sản, chúng ta mới có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống, trong khi đó, tiêu dùng quá mức chỉ để thỏa mãn ham muốn sẽ chỉ làm cho tương lai của chúng ta lung lay.
Tất nhiên mong muốn thì vẫn phải cần được đáp ứng, nhưng nó nên có một cái giới hạn.
"Tư duy người giàu" đích thực là biết cách kiểm soát ham muốn tiêu dùng, có khả năng tiết kiệm, học cách đầu tư và tận dụng cơ hội.
Tiết kiệm, nó không chỉ là niềm tin và khả năng chống chịu rủi ro của người trẻ, mà còn là tư liệu sản xuất quan trọng để người nghèo vươn lên làm giàu.
Tags