Mỗi lứa tuổi đều có những rắc rối và nhiệm vụ khác nhau, nhưng nếu không học, không đọc, 80% sẽ là sự bất lực.
Thời xa xưa, những người không biết chữ, bị gọi là "mù chữ".
Với sự phát triển của thời đại, về cơ bản là không còn người mù chữ, nhưng những người không đọc nhiều hoặc không đi học nữa là thôi đọc sách, lại chẳng thiếu.
Trong một tác phẩm của Bồ Tùng Linh (tác giả của cuốn "Liêu trai chí dị"), có một thư sinh nọ trên đường lên kinh thi, chàng gặp một ma nữ, hai người tâm đầu ý hợp, và đã kết thành phu thê.
Có một lần, chàng thư sinh để lại một mảnh giấy, trên đó có vài chữ viết sai: "Sinh khương", chàng lại viết thành "sinh giang" ('khương' và 'giang' trong tiếng Trung có cách phát âm giống nhau)
Ma nữ nói: "Ta vốn tưởng chàng là một thư sinh nho nhã nên mới theo chàng, không ngờ, chàng lại chỉ là một người chỉ có vẻ ngoài, đầu óc trống rỗng, ta sợ sẽ bị người đời chê cười", nói xong, ma nữ biến mất.
Thì ra, người không học không đọc nhiều, đến ma cũng chê, quỷ cũng hờn.
Lại nói, vào thời nhà Tống ở Trung Quốc, có một cô gái tên Nghiêm Nhụy, cô rất thân thiết với tri phủ Thái Châu, Đường Trọng Hữu. Đường Trọng Hữu khi bị luận tội, Nghiêm Nhụy cũng bị liên lụy, phải vào tù nhiều năm.
Trong ngục, Nghiêm Nhụy viết bốn câu thơ, trong đó có hai câu như này: "Khứ dã trung tất khứ, trú dã như hà trú. Nhược đắc sơn hoa sáp mãn đầu, mặc vấn nô quy xứ". Bốn câu thơ này (đại ý nói lên niềm khao khát một cuộc sống thanh đạm và tự do, thể hiện khát vọng hạnh phúc và tự do vô hạn của người viết) tới được tai của Nhạc Lâm, hậu duệ của nhà quân sự nổi tiếng lúc bấy giờ, Nhạc Phi, ông đánh giá rất cao ý nghĩ của chúng, sau đó quyết định điều tra lại vụ án năm xưa và trả tự do cho Nghiêm Nhụy.
Thì ra, tri thức nếu biết dùng đúng lúc, cũng quý như vàng vậy.
Tuổi còn trẻ học hành, đọc sách vì công danh sự nghiệp, cũng vì mưu sinh, đến tuổi nghỉ hưu có nên tiếp tục học và đọc nữa không?
Từ quan điểm thực tế, có một sự khác biệt lớn giữa những người đã đọc sách và những người không đọc sách sau tuổi 60. Câu nói "học, học nữa, học mãi" chưa bao giờ lỗi thời.
Những người duy trì học và đọc sách, sau 60 tuổi, đi đâu, làm gì cũng dễ dàng
Một nhà văn đã mô tả một cảnh tượng như vậy trong cuốn sách của mình.
Mẹ anh ấy khi lên thành phố đã rất lo lắng. Không biết chữ, không biết đèn giao thông có nghĩa là gì, cũng không biết vạch kẻ qua đường là ở đâu. Trên người không có tiền sẽ không thể gọi xe. Điện thoại cảm ứng cũng không biết dùng.
Ánh đèn ngoài cửa sổ rực rỡ là thế, nhưng mẹ của tác giả lại chỉ biết đứng nhìn, không thể hòa vào.
Một điều tương tự cũng xảy ra với người chú thứ hai của tôi. Kể từ khi cô qua đời, người chú được con trai đưa lên thành phố sống cùng.
Ở thành phố không quen, chú nhiều lần đề nghị về quê, nhưng cậu con trai không đồng ý.
Chú ra bến xe vài lần nhưng không hiểu gì nên đành từ bỏ ý định về quê. Vào dịp Tết Trung thu, cô con gái tới nhà anh, chú đề nghị đến sống tại nhà con gái mình.
Nhà của cô con gái tôi ở thành phố của tỉnh, có xe buýt trực tiếp về quê. Vì vậy, chú có thể thường xuyên về quê dựa vào trí nhớ của mình.
Sau 60 tuổi, có lẽ tất cả chúng ta đều muốn tìm khám phá, đều muốn tới những nơi xa xôi, nhưng nơi chúng ta đã bỏ lỡ khi còn trẻ vì cuộc sống cơm áo gạo tiền, nhưng nếu không đọc sách, không học, không cập nhật những điều mới, chúng ta có thể tìm thấy chúng ở đâu?
Đi đâu cũng có cảm giác lạc lõng, đâu còn thời gian nghĩ đó là phong cảnh!
Những người thường xuyên đọc sách, ở độ tuổi sau 60, tâm thái tốt, trẻ trung hơn tuổi
Sau 60 tuổi, nhảy thể dục tập thể không? Hay bạn thích tụ tập?
Nhiều người cao tuổi thích tham gia các cuộc vui, dù đó không phải là tính cách của họ, chỉ đơn giản là họ sợ cô đơn.
Một người cao tuổi nho nhã sẽ phát triển sở thích của mình và thuận theo tự nhiên. Đọc sách, câu cá, ở một mình, suy nghĩ, làm vườn… tất cả đều ổn, quan trọng là bạn thích gì.
Sống điềm đạm, ung dung không phải vì nhiều tiền nên vô lo vô nghĩ, mà là vì có trí tuệ, có thể sống với chính mình, có quy luật của riêng mình.
Đọc sách có thể nâng cao tinh thần, giúp nhìn nhận lại quá khứ một cách đúng đắn và mở ra những nút thắt trong lòng.
Con người ta khi đã già, sống được "thông suốt", tinh thần sẽ tốt hơn, đây mới chính là "trường sinh bất lão".
Một nhà văn từng nói: "Mục đích của việc đọc sách là để học hỏi kiến thức và mở mang đầu óc. Rắc rối trong cuộc sống sẽ luôn theo bạn. Chỉ là kiến thức có thể giúp một người phân tích và đối phó với những vấn đề này một cách lý trí và bình tĩnh hơn".
Mỗi lứa tuổi đều có những rắc rối và nhiệm vụ khác nhau, nếu không học, 80% sẽ là sự bất lực.
Nhìn bề ngoài, người già không đọc sách, vẫn sống tốt, nhưng chất lượng cuộc sống thì lại khác.
60 tuổi, đã nghỉ hưu và bắt đầu một hành trình mới. Nếu bạn không đọc, bạn chỉ có thể dừng lại ở căn nhà và con hẻm nhỏ; nếu bạn đọc, bạn sẽ tiến xa hơn.
Alexx
Theo Sohu
Tags