- Tin nóng thể thao sáng 4/9: Thanh Thúy, Bích Tuyền và đồng đội nhận thông báo lịch sử của Liên đoàn thế giới, tuyển trẻ Nhật Bản thắng 7-0
- Trần Thị Thanh Thúy nhận vinh dự đặc biệt từ Việt Nam khi đang tập luyện ở CLB của Thổ Nhĩ Kỳ
- Trần Thị Thanh Thúy nhận tin vui ở châu Âu, CĐV chờ đợi màn ra mắt ở 'cường quốc bóng chuyền'
Thanh Thúy đang tập luyện cùng đồng đội ở CLB Kuzeyboru của Thổ Nhĩ Kỳ để chuẩn bị cho mùa giải mới. Ngôi sao bóng chuyền nữ Việt Nam được đông đảo người hâm mộ yêu mến nhưng vẫn có một sự thật đáng bị phê phán liên quan tới tay đập có biệt danh "4T".
Thanh Thúy và thái độ đáng bị phê phán của một bộ phận người hâm mộ
Sau khi thi đấu bùng nổ suốt năm 2023 thì có thể coi quãng thời gian từ đầu năm 2024 đến nay là "khoảng lặng" của Thanh Thúy.
Năm 2023, Thanh Thúy vừa là cầu ghi điểm số 1, vừa là thủ lĩnh tinh thần, là nguồn cảm hứng của đội bóng chuyền nữ quốc gia. Ngôi sao cao 1m90 góp công cực lớn giúp tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam (thi đấu dưới tên gọi Sport Center 1) giành chức vô địch giải các CLB bóng chuyền nữ Châu Á lần đầu tiên trong lịch sử, vô địch AVC Challenge Cup lần đầu tiên trong lịch sử.
Hai chức vô địch giúp chúng ta giành quyền tham dự hai giải đấu cấp độ thế giới là giải vô địch các CLB bóng chuyền nữ thễ giới và FIVB Challenger Cup. Bên cạnh đó, Thanh Thúy cũng là đầu tàu giúp tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành HCB SEA Games 32.
Cũng vẫn là Thanh Thúy góp công lớn (ghi 25 điểm) trong chiến thắng lịch sử 3-2 trước tuyển Hàn Quốc, chiến thắng mang tính quyết định cao, giúp tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử vào tới bán kết giải vô địch Châu Á và xếp hạng 4 chung cuộc. Thanh Thúy tiếp tục tỏa sáng và giúp đội bóng chuyền nữ quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử xếp hạng 4 chung cuộc ở ASIAD.
Xuyên suốt các giải đấu ấy, tay đập có biệt danh "4T" nhận được vô số lợi ngợi khen từ người hâm mộ. Nhưng khoảng thời gian từ đầu năm 2024 tới nay chúng ta chứng kiến một câu chuyện gần như khác hẳn từ một bộ phận người hâm mộ.
Do hệ quả của chấn thương đầu gối dai dẳng từ khi còn thi đấu cho CLB PFU Blue Cats ở giải VĐQG Nhật Bản, Thanh Thúy không duy trì được phong độ và hiệu quả thi đấu cao mỗi khi ra sân trong màu áo ĐTQG ở một số giải đấu trong năm 2024.
Lập tức nhiều "lời ong tiếng ve" từ một bộ phận CĐV xuất hiện. Tất cả đều "hùa nhau" cho rằng Thanh Thúy hết thời, Thanh Thúy chơi kém, Thanh Thúy giờ chỉ còn lại cái tên.
Chấn thương là sự nghiệt ngã khó tránh mà VĐV nào cũng có nguy cơ phải nếm trải trong thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng.
Nhưng văn hóa xem thể thao của rất đông người Việt Nam xưa nay luôn luôn là "phù thịnh chứ không phù suy", hay "khi vui thì vỗ tay vào". Họ chỉ thích, chỉ khen ngợi và ủng hộ bạn khi bạn chiến thắng và thành công còn khi bạn thất bại, bạn gặp khó khăn thì họ quay lưng bất kể nguyên do là gì.
Không có chuyện thông cảm, chia sẻ gì ở đây. Cứ xuống phong độ, cứ chơi kém hiệu quả là bị chỉ trích, bị chê trách. Thanh Thúy trở thành nạn nhân của thực tế đáng buồn và đáng bị phê phán đó kể từ đầu tháng 5/2024 khi cô kết thúc hợp đồng với PFU Blue Cats và trở lại Việt Nam.
Tất nhiên, những người "hiểu chuyện" thì không bao giờ quay lưng với Thanh Thúy mà chỉ mong cô sớm hồi phục 100% thể lực để trở lại mạnh mẽ và ấn tượng như đã từng.
Thanh Thúy thì vẫn như thường thấy, không thanh minh hay giải thích gì. Cô chỉ im lặng chăm chỉ tập luyện và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội.
Trong sự nghiệp của mình tới thời điểm này, tay đập 27 tuổi đã vượt qua nhiều thử thách để chứng tỏ tài năng và đẳng cấp. Không ai nghi ngờ, cô sẽ nỗ lực tối đa để một lần nữa khiến tất cả phải "ngả mũ" sau 10 tháng hợp đồng với Kuzeyboru.
Tags