- 'Messi Thái' gia nhập đội bóng cũ của Công Vinh, Hữu Thắng cấm ‘livestream’ Facebook
- Công Vinh và khoảng trống phía sau
- Công Vinh vẫn là số 1, dù yêu hay bị ghét
Người duy nhất làm được điều đó là danh thủ Noh Alam Shah của Singapore với 10 bàn tại AFF Cup 2007. Nhưng hãy lưu ý, 7 bàn trong số đó được ghi ở trận thắng 11-0 của Singapore trước Lào. 3 bàn khác được ghi vào lưới Myanmar tại AFF Cup 2004. Nghĩa là đã có tới 10 bàn thắng được ghi chỉ trong 2 trận. Đó là lý do khiến Alam Shah chưa từng được đánh giá quá cao trong ngôi đền thiêng của bóng đá Đông Nam Á. So với Kiatisak, Noh Alam Shah ở vị thế kém hơn nhiều.
Sau AFF Cup 2007, tình hình cũng không cải thiện nhiều. Vua phá lưới AFF Cup 2008 chỉ có 4 bàn (Budi Sudarsono của Indonesia, Agu Casmir của Singapore và Teerasil Dangda của Thái Lan đồng giành giải). Vua phá lưới 3 kỳ AFF Cup kế tiếp có lần lượt 5 bàn (Safee Sali 2010), 5 bàn (Teerasil Dangda 2012) và 6 bàn (Safiq Rahim 2014). Không ai trong số họ đạt tới đẳng cấp mỗi trận một bàn.
Có hai cái tên nổi lên trong danh sách này. Người thứ nhất là Dangda của Thái Lan. Người thứ hai là đội trưởng tuyển Việt Nam Lê Công Vinh.
Teerasil Dangda đã hai lần giành Vua phá lưới tại AFF Cup 2008 và 2012. Với kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao tại Liga và sự hỗ trợ từ hàng tiền vệ siêu mạnh, Dangda chắc chắn là ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu.
Nhưng Công Vinh cũng không hề kém cạnh. Anh là tiền đạo có nhiều bàn nhất lịch sử AFF Cup còn đang thi đấu (13 bàn), hơn Dangda tới 4 bàn. Tuổi tác cũng không phải là vấn đề lớn với chân sút 31 tuổi khi anh vẫn đang thể hiện phong độ đỉnh cao. Trong 7 trận chuẩn bị của đội tuyển Việt Nam trước thềm AFF Cup, Công Vinh đã ghi 4 bàn (2 trận ngồi dự bị).
Vấn đề duy nhất của Chan Vathanaka nằm ở màu áo anh mang trên vai. Ảnh: Cambodianfootball
Tình hình các đội tuyển trước AFF Cup cũng mang tới thêm lợi thế cho Công Vinh (và Dangda). Chân sút tốt nhất của Philippines là Javier Patino cùng tiền đạo Kyaw Ko Ko của Myanmar đều không thể dự giải vì chấn thương. Trong nhóm các chân sút trẻ, Chan Vathanaka với 75 bàn sau 80 trận cho Boeung Ket Angkor là đáng gờm hơn cả. Nhưng cầu thủ này có điểm yếu chí tử là chỉ chơi cho Campuchia - đội bị đánh giá yếu nhất giải.
Xét về phong độ, đẳng cấp và kinh nghiệm, Công Vinh đều đang có lợi thế lớn. Dù đã ghi tới 13 bàn trong lịch sử, Vinh vẫn chưa một lần giành ngôi Vua phá lưới AFF Cup. Giải đấu năm 2016 có thể chính là cơ hội để số 9 chinh phục danh hiệu còn thiếu này.
Tốp 7 ứng viên Vua phá lưới AFF Cup 2016 |
Tags