(Thethaovanhoa.vn) - Hôm qua, tôi điện cho ông Nguyễn Hải Hường, Trưởng ban kỷ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam và nói:
- Lời hứa Lê Công Vinh!
- Tuấn Anh có thể chia tay U23 Việt Nam, FIFA chúc mừng Công Vinh
- Công Vinh khoe ảnh mừng sinh nhật cùng vợ và con gái
- Về ban tôi, có mà “chết đói” à? Công Vinh là người của triệu đô. Hết giải, đến bản thân tôi đang thất nghiệp đây, đang “đói” đây- ông Hải Hường cười.
Sau khi biết đùa, ông Hường lại nói thật: “mà Công Vinh về ban tôi thì quá tốt. Vì anh ấy là người đi lên từ bóng đá. Có thực tiễn, nay thêm kiến thức luật. Tôi có 3 luật sư giúp việc, vẫn phải thẳng thắn là các bạn chẳng biết gì về bóng đá cả, nên nhiều khi cũng khó, phải nắm tay chỉ việc mới quen dần…”.
Công Vinh đi học, chuyện bình thường nhưng học luật, có vẻ hơi là lạ. Nếu không nhầm, đây là cầu thủ duy nhất Việt Nam từ trước đến nay, học luật.
Thế nên có mới có nhiều ý kiến. Công Vinh muốn làm luật sư để góp phần mang đến công lý cho bóng đá Việt. Công Vinh muốn làm nhà quản lý thể thao. Sau này, Công Vinh muốn tham gia vào ban lãnh đạo VFF…
Nghĩ kỹ, các ý kiến đều có lý. Nếu là một luật sư giỏi, hiểu bóng đá, có tâm huyết, chắc chắn sau này Công Vinh sẽ sống khỏe với nghề bởi các vụ kiện tụng, khiếu nại ở bóng đá Việt là bất tận. Bản thân anh, trong quá trình chuyển nhượng, thi đấu cũng đã từng phải nhờ đến luật sư.
Công Vinh muốn làm nhà quản lý thể thao, thậm chí người tinh khôn như anh, việc sau này ửng cử vào các cái ghế lãnh đạo VFF cũng chẳng có gì lạ, thuận lợi là đằng khác bởi mấy cầu thủ có thành tích tốt, tính chuyên nghiệp cao như Vinh “còm”. Bóng đá và cầu thủ là con cưng của xã hội, được tạo điều kiện nhiều. Nên việc Công Vinh đỗ đại học luật hệ tại chức, có gì khó đâu!?
* * *
Thôi không bàn về luật pháp cho phức tạp. Hiểu luật bóng đá, hiểu về cuộc chơi mà BTC giải đưa ra, là điểm yếu của cầu thủ, quan chức bóng đá Việt Nam. Cho nên, nhiều lúc có cảm tưởng sân cỏ nội như cái chợ, để ai muốn hành xử kiểu nào cũng được.
Trước hết, hệ thống "văn bản luật, và dưới luật" bóng đá luôn tụt hậu khá xa so với thực tiễn. Gần đây nhất là “vụ án cái chân” Anh Khoa, khiến cả những nhà làm luật lẫn các CLB nháo nhào nhận ra sự thực: Ban kỷ luật không lường đến hệ lụy phức tạp của điều luật liên quan đến trường hợp cầu thủ gây chấn thương phải đền toàn bộ chi phí cho người bị nạn. Sự ứng xử tùy tiện của cả hai bên đã khiến luật trở nên phi luật, phi đạo đức.
Kỳ khôi ở chỗ, Quy định kỷ luật mùa nào cũng được Ban kỷ luật sửa đổi, bổ sung, dự thảo gửi các CLB, nhưng hầu như chẳng ai đọc, tất cả đều ký vào đồng ý, nghĩa là chấp nhận coi đây là luật chơi kiểu chuyên nghiệp Việt Nam. Đến khi có chuyện, mới lu loa, và dí trách nhiệm cho Ban kỷ luật.
Công Vinh từng bị phạt nặng vì vái trọng tài, nếu sau này anh làm quản lý thể thao hay đầu quân cho… Ban kỷ luật thì cũng tốt. Ảnh V.S.I
Câu chuyện bóng đá, cũng như câu chuyện xã hội. Người nước ngoài sang Việt Nam thường “chết khiếp”, khi dân ta quá liều lĩnh, chẳng tôn trọng luật (từ luật giao thông đến nhiều luật khác), Cho nên, việc những người tham gia bóng banh lơ đãng, coi thường luật bóng đá, luật chơi, chẳng có gì là lạ.
Chắc chắn, khi nền giáo dục tốt, dân trí sẽ nâng lên, văn minh sẽ cao lên tỷ lệ thuận với việc chấp hành luật pháp, đất nước sẽ phát triển, nền bóng đá không là ngoại lệ. Nền tảng văn hóa (học vấn) cầu thủ Việt khá thấp, tác động xấu đến nhận thức nghề, đến hành xử.
Cho nên, xét ý nghĩa nào đó, việc Công Vinh đi học, là tốt, rất đáng để các cầu thủ khác nói gương. Hãy nhìn cầu thủ HAGL, được học hành tử tế, cả chuyên môn đá bóng lẫn văn hóa, khác ngay.
Ngẫm lại, trong bóng đá, chúng ta cũng học rất nhiều, về cách làm bóng đá chuyên nghiệp, về sử dụng HLV ngoại, về chiến lược phát triển, nhưng xem ra vẫn đang dừng lại ở mức… học vẹt!
Công Vinh đi học luật, phải chăng anh đang thấy học luật ra sẽ sống khỏe, trong nền bóng đá còn rất lỏng luật?
Hữu Quý
Thể thao & Văn hóa
Tags