- Người Do Thái vẫn giàu có và thành công bất chấp 2.000 năm lưu lạc: 'Chúng tôi không thông minh nhưng có tư duy khác biệt'
- Giới thượng lưu dạy con: Giàu có giải quyết 90% vấn đề, tiếp xúc với loại người này sẽ 'thu lợi' cho tương lai
- 14 danh nhân nói về 14 sự thật đơn giản về bản chất con người: Đọc xong nhất định đại ngộ, hiểu người hiểu mình, một đời giàu có, bình an
Nghịch cảnh làm nên điều kỳ diệu
Sinh ra trong một gia đình quân nhân nghèo tại Thiều Quan, Sơn Đông, Trung Quốc, bố ngồi tù vì một số lý do phức tạp, lại là chị cả của 6 người em, bà Trương Nhân (sinh năm 1957) từ nhỏ phải lo lắng việc trong ngoài, kiếm tiền phụ mẹ trang trải cuộc sống.
Dù cuộc sống vất vả nhưng bà vẫn chăm chỉ học tập. Khi Trung Quốc khôi phục lại chế độ thi đại học, bà đã thi đậu đại học và chọn chuyên ngành tài chính kế toán đang rất thịnh hành lúc bấy giờ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Trương Nhân lúc đó 25 tuổi đã đến một công ty ở Thâm Quyến làm kế toán. Sau đó bà chuyển sang công ty liên doanh và được thăng chức từ kế toán lên Giám đốc thương mại. Trong quá trình làm việc, công ty nhiều lần đã cử bà đến Hong Kong (Trung Quốc), nhờ đó bà đã tiếp xúc với các doanh nghiệp tái chế giấy phế liệu ở đây.
Ra trường vài năm, Trương Nhân đã được thăng chức làm giám đốc thương mại của công ty.
Vào thời điểm đó, tài nguyên rừng Trung Quốc tương đối nghèo nàn, các loại cây làm giấy rất khan hiếm, nguyên liệu sản xuất giấy cao cấp như giấy phế liệu và bột gỗ đều phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Trương Nhân nhận ra rằng thị trường tái chế giấy phế liệu có tiềm năng vô hạn với đất nước bà.
Trong lúc sự nghiệp đang thuận lợi, Trương Nhân vẫn nuôi tham vọng và hoài bão lớn, bà không hài lòng với chức vụ ấy và cảm thấy lạc lõng với những định hướng trong cuộc đời. Năm 1985, khi vừa tròn 27 tuổi, Trương Nhân đã mạo hiểm bằng cách chọn từ chức, từ bỏ công việc lương cao để khởi nghiệp. Dù gia đình đã ra sức phản đối nhưng Trương Nhân đã hạ quyết tâm. Với số tiền tiết kiệm 100 triệu đồng, nữ doanh nhân đã một thân một mình đến Hong Kong (Trung Quốc), bắt đầu con đường khởi nghiệp.
Hành trình từ tái chế phế liệu thành "bà hoàng giấy"
Theo đó, bà đã khởi nghiệp với nghề thu mua giấy phế liệu. Nhiều người nghe qua sẽ cho rằng hành động của bà là quá bốc đồng. Tuy nhiên, nữ doanh nhân đã sớm chuẩn bị từ trước.
Người tái chế giấy phế liệu không nhiều. Dù được gọi là "tái chế phế liệu" nhưng ngành này vẫn thu hút nhiều thương gia và cạnh tranh rất gay gắt. Những ngày đầu kinh doanh, Trương Nhân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lô giấy tái chế công ty bà thu mua chứa giấy ướt, giấy mốc và rác... Đây đều là những loại giấy này không thể tái chế.
Bà Trương Nhân bỏ công việc trưởng phòng để khởi nghiệp với số vốn ít ỏi
Sau khi phát hiện ra vấn đề, Trương Nhân cẩn thận kiểm tra từng mảnh giấy mỗi khi thu gom giấy lộn. Cả ngày bị đống giấy lộn bao quanh, dần dần, bà đã luyện được cho mình khả năng nhìn thấy vấn đề, nhìn một phát là biết ngay giấy nào dùng được, giấy nào không.
Phương pháp kiểm tra nghiêm ngặt của Trương Nhân đã khiến các thế lực cạnh tranh ở địa phương khó kiếm ăn. Giấy vụn trộn với nước của họ không thể bán được. Bọn họ vì xấu hổ và tức giận nên thường xuyên gây rắc rối cho bà bằng những cuộc gọi đe dọa, gây lộn, thậm chí còn dọa đốt xưởng giấy.
Trước sự khiêu khích của các "đầu gấu", Trương Nhân không nhân nhượng và trực tiếp gọi điện báo cảnh sát. Sau khi cảnh sát ra mặt, các thế lực đen nhận ra rằng Trương Nhân không phải là một người "dễ đối phó". Từ đó về sau, họ không còn gây rắc rối cho bà nữa.
Sau sự việc này, Trương Nhân trở nên nổi tiếng ở Hong Kong (Trungg Quốc), rất nhiều người bán giấy lộn tìm đến bà, công việc tái chế giấy phế liệu của bà ngày càng tốt hơn. Trong hai năm, Trương Nhân đã liên tiếp hợp tác với xưởng giấy Yingkou Liêu Ninh, xưởng giấy Dongfeng Vũ Hán và xưởng giấy Hà Bắc- Đường Sơn, công việc kinh doanh sản xuất giấy của bà cũng đang được cải thiện từng ngày. Một năm sau đó, Trương Nhân thành lập công ty Zhongnan ở Đông Hoản để sản xuất giấy gia dụng.
Nữ doanh nhân ngày càng tích lũy được khối tài sản khủng.
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đại lục, việc tái chế giấy phế liệu ở Hong Kong không còn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nữa. Thế nên Trương Nhân bắt đầu tìm kiếm thị trường giấy lộn mới ở nước ngoài.
Công việc kinh doanh ngày càng lớn mạnh, và bà được gọi là "Nữ hoàng giấy lộn". Sau sáu năm kinh doanh tại Mỹ, Trương Nhân trở về Trung Quốc và chi 110 triệu USD để thành lập Nine Dragons Paper Limited ở Đông Hoản. Sau đó, một công ty sản xuất giấy mới được thành lập ở thành phố Thái Thương, tỉnh Giang Tô, năng lực sản xuất đã được tăng lên rất nhiều.
Năm 2005, Nine Dragons Paper đã vượt qua Chenming Paper, trở thành "đầu rồng" về sản xuất giấy ở Trung Quốc, thứ hai ở châu Á và thứ tám trên thế giới.
Năm 2006, Nine Dragons Paper được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong. Với giá trị tài sản 4.1 tỷ USD, Trương Nhân trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc theo "Hurun rich list".
Năm 2021, bà sở hữu khối tài sản ròng 42 tỷ NDT (tương đương hơn 140 nghìn tỷ đồng), xếp hạng thứ 10 những người phụ nữ giàu có nhất thế giới. Đến năm 2022, dù tuột xuống hạng 13 nhưng bà vẫn sở hữu khối tài sản đáng ngưỡng mộ, lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Về thành công của bản thân, Trương Nhân từng nói: "Dù là khởi nghiệp hay đi làm, bạn nhất định phải có tinh thần chịu thương, chịu khó."
Dạy con với tư duy sống đặc biệt
Là một người thành đạt, bà Trương Nhân thừa nhận bản thân không có nhiều thời gian để chăm sóc con cái như bao bà mẹ khác. Nhưng nữ doanh nhân khẳng định sẽ cho các con nhìn thấy tương lai. Theo đó, bà tạo điều kiện cho con học tốt, dạy con những tư duy sống đặc biệt.
"Mẹ không thể chăm sóc con giống như các bà mẹ khác, nhưng mẹ sẽ cho con tương lai".
Hình ảnh hiếm hoi của gia đình bà Trương Nhân.
Được biết, nữ doanh nhân đã đưa con trai vào hội đồng quản trị công ty để học hỏi kinh nghiệm. Mức lương đáng lý con trai bà được nhận là hơn 2 tỷ/năm. Tuy nhiên, bà dạy con trai làm việc không có lương. Thứ duy nhất anh chàng cần nhận được là kinh nghiệm điều hành công ty để sau này nối nghiệp gia đình.
Trương Nhân hy vọng con trai có thể kế thừa sự nghiệp của mình bằng tài năng thật sự. Trong một cuộc phỏng vấn, Trương Nhân cho rằng: “Giáo dục con trẻ giống như điều hành một công ty, thậm chí còn vĩ mô hơn”.
Thay vì bắt ép con nối nghiệp gia đình, giống như các bà mẹ khác, Trương Nhân tâm niệm rằng thành công của con cái mang ý nghĩa to lớn hơn nhiều so với thành công trong sự nghiệp.
Tags