- Cuộc sống chật vật bên trong những căn nhà 'siêu hẹp' giữa đỉnh điểm nắng nóng ở TPHCM
- Rời bỏ phố thị, bà mẹ 2 con chia sẻ những khoản chi của cuộc sống thực tế khi về miền biển và lời khuyên tâm đắc để không "vỡ mộng" với viễn cảnh trong mơ
- Cuộc sống Á hậu Kim Duyên hậu công khai có người yêu: Đi xe sang hơn chục tỷ vi vu trời Âu, không tiếc tiền sắm đồ hiệu đắt đỏ
Nhiều người ao ước cuộc sống ở nước ngoài. Nhưng đâu biết được sau vẻ hào nhoáng đó, là những ngày nằm gai nếm mật chẳng ai hay!
Mỗi buổi sáng thức dậy, chờ đợi mình là nỗi lo cơm áo gạo tiền. Cảm giác cô đơn vì xa nhà, những bữa cơm ăn vội vì không có thời gian, ốm vật vã cũng lủi thủi một mình tự lo thuốc thang. Tất bật cả ngày dài, vừa học, vừa làm thêm để lo cho tương lai,... chính là cuộc sống của những du học sinh Việt Nam chưa kể.
Phan Văn Sanh (1996, An Giang) cũng là một trường hợp như thế. Sanh hiện được biết đến nhiều trên TikTok với loạt clip trổ tài đi chợ hải sản với giá dưới 100k. Với số tiền ít ỏi, thanh niên này vẫn khéo chọn khéo mua được những món ngon, vừa ăn cậu vừa trò chuyện với mọi người rất duyên và từng chút một giới thiệu về cuộc sống của mình.
Nội dung chủ yếu trên kênh Tiktok của Phan Sang chủ yếu về review hải sản tại Nhật Bản
Sanh từng có khoảng thời gian đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản vào năm 19 tuổi, khi vừa học xong cấp 3. Sau này, khi có điều kiện hơn một chút, Sanh muốn học thêm cái nghề, nên đã lựa chọn du học tại Nhật.
Dù đã thay đổi vị trí, nhưng cuộc sống vẫn khó khăn như vậy. Chỉ là bây giờ, anh có cách kiếm tiền để không phải chịu cảnh "ăn cơm quá hạn ở cửa hàng tiện lợi" như xưa.
Sang Nhật một năm sụt 12kg, phải ăn đồ hết hạn gần cả tháng
Phan Sanh của hiện tại, là một chủ kênh TikTok có hơn 400 nghìn lượt theo dõi và hàng triệu lượt yêu thích. Những clip của anh chuyên về review chợ hải sản ở Nhật, cách nấu những món ăn ngon, và đôi khi lồng ghép thêm những câu chuyện của chính mình. Từng có mơ ước lớn lên sẽ trở thành người mẫu hoặc tiếp viên hàng không. Nhưng Sanh thở dài: "Dòng đời đưa đẩy, mình phải sang Nhật đi làm từ năm 19 tuổi." Ước mơ thì vẫn còn đó, nhưng giờ Phan Sanh đã trở thành một du học sinh Nhật Bản, cũng vừa nhận được bằng tốt nghiệp chưa lâu. Để có được thành tựu nho nhỏ này trong cuộc sống, anh chàng cũng nếm trải đủ cay đắng.
Hành trình từ khi sang nhật lao động đến du học sinh vừa tốt nghiệp trường Nhật ngữ. (Ảnh NVCC)
"Hồi mới qua Nhật làm việc, mình cảm thấy rất khó khăn. Thật sự, cho đến bây giờ nhớ lại vẫn là một ký ức ám ảnh. Sang Nhật được khoảng 1 năm, mình giảm tận 12kg. Vừa đi học, vừa đi làm, thời gian sát nhau quá nên mình toàn bỏ bữa quá nhiều.”
3 năm sau xin visa đi du học, anh chàng cũng đã gặp phải chút sự cố: “Tiền học 1 năm, tiền giấy tờ lo liệu để hoàn thiện hồ sơ, vé máy bay và các loại chi phí để đến được Nhật, mình bỏ ra khoảng 200 triệu. Khi đó cứ nghĩ, sang đến nơi sẽ được đi làm liền, nên mình cũng chỉ mang thêm 60 triệu nữa.
Nhưng sang rồi mới biết! Phải đóng tiền cọc nhà 3 tháng là 20 triệu, đầu vào 10 triệu nữa. Thêm cả khoản mua xe đạp và đồ đạc để sinh hoạt. Coi như cũng gần hết sạch số tiền 60 triệu kia. Xui hơn nữa, mình không kiếm được việc làm thêm trong khoảng 2 tháng đầu. Thời điểm kiếm được 1 công việc ở cửa hàng tiện lợi, ví mình cũng sắp cạn tiền. Khi này, dù chẳng còn bao nhiêu để tiêu cũng không dám xin thêm ba mẹ. Vì trước khi đi, số tiền ba mẹ lo cho cũng đã rất nhiều. Suốt 1 tháng đầu làm trong cửa hàng tiện lợi, mình đều ăn đồ hết hạn. Mình cứ ăn như vật gần cả tháng đến khi lấy lương. Giờ nghĩ lại cũng vẫn còn thấy sợ!”
Đi làm 3 năm tích góp được 700 triệu nhưng vẫn chật vật khi quay lại Nhật
Cũng như bao người khác, những ngày đầu ở đất nước xa xôi: Sốc văn hóa, thời tiết, công việc. Chẳng quen việc, cũng không có nền tảng kiến thức hay kinh nghiệm gì, Phan Sanh cho biết đã phải sống trong áp lực một thời gian dài. "Lúc đó chỉ nghĩ được, nhất định phải cố gắng tốt hơn mỗi ngày, để không bị đuổi. May sao, mọi người cũng đã giúp đỡ mình nhiều để vượt qua được thời gian đó."
Làm việc được khoảng 3 năm, anh chàng tích góp được 700 triệu. Cầm số vốn đó quay trở về Việt Nam, vừa phụ giúp gia đình nuôi cá trên bè, vừa tập tành quay TikTok. Cũng ấp ủ dự định sang Nhật để học một cái nghề tử tế, nhưng dịch bệnh đã khiến anh phải lùi mục tiêu đến 2 năm. Trong khoảng thời gian đó, có một cơ hội mới đến với Sanh: Những clip TikTok quay trên bè sông nước lại được khán giả đón nhận. Đang ở thời kỳ có được sự quan tâm nồng nhiệt nhất, thì anh chàng lại nhận được visa du học Nhật. Mọi chuyện cũng lỡ dở từ đây.
"Tạm thời phải gác lại công việc, mình sang Nhật với tâm thế rất tự tin. Phần vì đã có vốn tiếng Nhật sẵn, phần vì mình từng sinh sống tại đây hơn 3 năm. Nhưng không ngờ, lúc sang đến nơi chẳng có ai giúp đỡ, công việc làm thêm cũng không kiếm được. Khi này, TikTok cũng bắt đầu tụt dốc vì nội dung chuyển đổi quá nhanh. Ngày đầu tiên đi làm còn bị ông chủ tác động vật lý, mình nghỉ luôn. Quá áp lực và mất phương hướng! Lúc đó, chỉ muốn bỏ cuộc để quay trở về Việt Nam."
Vì lo lắng cho tương lai của mình, Phan Sanh quyết tâm phải học được cái nghề tử tế: "Sang Nhật du học là dự định lâu dài. Sau khi vượt qua được những khó khăn kia, mình đã thành công tốt nghiệp ở trường Nhật ngữ, và có dự định học lên cao hơn. Mình rất muốn quay về Việt Nam, để được gần gia đình, để đỡ vất vả đi một chút. Thời gian đi học, tiền mình kiếm được từ việc làm thêm chỉ đủ để trang trải cuộc sống. Học phí vẫn phải nhờ đến sự giúp đỡ của ba mẹ. Tiền làm thêm 1 tuần cao, nhưng những du học sinh như mình bị giới hạn số giờ làm. Dù muốn làm nhiều hơn cũng chẳng được.
Nhưng nghĩ đến sau này, những thứ mình đánh đổi bây giờ có thể mang đến nhiều cơ hội hơn. Thêm nữa, sau này khi có bằng cấp ổn định rồi, mình muốn ở Nhật hay về Việt Nam đều sẽ dễ dàng." Khi này, việc đi hay ở là " sự lựa chọn", chứ không phải là "sự ràng buộc" bởi bất cứ điều gì.
Vậy nên, Phan Sanh cũng dành lời khuyên: “Hãy tìm hiểu thật kỹ nơi bạn muốn đến!” Ở bất cứ một quốc gia nào, sự khác biệt về văn hóa sẽ khiến bạn cảm thấy lạc lõng, cô đơn và bao trùm bởi áp lực. Điều bạn cần làm khi này, là mạnh mẽ để đối diện. Và phải chấp nhận đánh đổi, vượt qua khó khăn để có được một tương lai tốt hơn”.
Tags