Giới điệp viên Triều Tiên không hề lạc hậu, kém cỏi và vẫn rất tích cực hoạt động, theo lời một người đàn ông từng là điệp viên Triều Tiên nói với hãng tin CNN.
Được chọn làm điệp viên khi còn là học
sinh trung học, Kim Dong-shik cho hay anh đã được gửi tới một ngôi trường đại học
đặc biệt trong 4 năm. Ở đây anh được huấn luyện như một người lính đặc nhiệm, được
đào tạo nhiều kỹ năng, gồm võ thuật, lặn, bắn súng, cài thuốc nổ.
Phải vài năm sau khi huấn luyện xong, Kim
mới được cho biết vì sao người anh lại được đào tạo đặc biệt. "Khi được
cho biết mình sẽ thành điệp viên, tôi đã bị sốc" - Kim nói - "Đã có
nhiều vụ tai nạn xảy ra với các điệp viên. Rất nhiều người được gửi tới Hàn Quốc
đã bị giết nên tôi cũng cho rằng mình sẽ chết."
Kim cho biết hoạt động rèn luyện thể lực
chỉ là một phần của nhiệm vụ. Chuẩn bị tâm l quan trọng hơn, đóng vai trò chủ chốt. "Chúng
tôi được huấn luyện sẵn sàng chết vì chính quyền và phải đảm bảo không bao giờ để
bị bắt sống" - anh kể.
Kim nói rằng nhiệm vụ
đầu tiên của mình tại Hàn Quốc được thực hiện vào năm 1990, với mục tiêu đưa về
một điệp viên cao cấp có tên Lee. Điệp viên này đã hoạt động ở Hàn Quốc suốt một
thời gian dài.
Lần thứ 2, Kim tìm
cách tuyển mộ một số nhân vật có quan điểm chống chính quyền và ngả về phía Triều
Tiên. Thời gian ấy, Kim giữ liên lạc với trung tâm bằng cách nghe đài phát
thanh Triều Tiên.
Chương trình được
phát sóng lúc nửa đêm từ Bình Nhưỡng, trong đó phát thanh viên sẽ đọc ra nhiều
con số bí mật. Kim nói rằng các con số sẽ khiến anh ta biết nhiệm vụ tiếp theo
của mình là gì. Anh ta tin rằng phương thức liên lạc này hiện đã trở nên phức tạp
hơn rất nhiều.
Cựu điệp viên Kim Dong-sik trong cuộc phỏng vấn với hãng tin CNN
Trong một lần thực hiện
nhiệm vụ vào năm 1995, Kim đã bị an ninh Hàn Quốc bắn bị thương nên không thể tự
sát. Anh ta cho biết cả gia đình mình ở Triều Tiên đã bị hành quyết vì mình
không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên hãng tin CNN nói rằng rất khó để xác thực
thông tin này của Kim có đúng hay không.
Một cựu quan chức Triều Tiên khác là Kang Myong-do
nói rằng các điệp viên Triều Tiên còn hoạt động ở nhiều nước khác trên thế giới,
gồm Mỹ. Ông này ước tính có hàng trăm điệp viên Triều Tiên đang ở Mỹ. Một trong
những mục đích chính của họ là tuyển mộ những người Mỹ gốc Triều Tiên có xu hướng
ủng hộ chính quyền Bình Nhưỡng.
"Họ sử dụng 3 chiến thuật. Đầu tiên là trao
cho những người này thị thực nhập cảnh tới Triều Tiên miễn phí. Chiến thuật thứ
2 là mời những người này tới làm ăn, kiếm tiền. Cuối cùng họ dùng phụ nữ để dụ
dỗ. Chiến thuật này đã được dùng rộng rãi từ những năm 1980" - ông nói.
Kang cho hay mình từng làm việc trong Đơn vị phát
triển thống nhất Triều Tiên vào năm 1984. Một trong những trách nhiệm của đơn vị
này là gửi điệp viên tới Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và nó vẫn tồn tại cho tới nay.
Theo ông, các điệp viên và hoạt động tình báo con
người do họ thực hiện đã đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ chính quyền Triều
Tiên. Đây cũng là điều mà Kim Dong-shik có cùng quan điểm.
"Triều Tiên đối
đãi tốt với các điệp viên. Họ được coi như những vị tướng và được đào tạo ở mức
độ cao tương đương. Vì thế, hoàn toàn có thể nói rằng Triều Tiên đánh giá rất
cao các điệp viên."
Tags