Theo cựu nhà báo Jessie Tan, hình ảnh nhiều người nghèo có hoàn cảnh khó khăn từng phải đi ăn xin ngoài đường giờ đây đã đổi đời chỉ nhờ việc livestream bán hàng online. Thậm chí, họ có thể kiếm được hàng chục triệu USD chỉ trong vài lần livestream.
Jessie Tan - Một cựu nhà báo nổi tiếng ở Trung Quốc, hiện cô là chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư các dự án xây dựng và đóng vai trò lãnh đạo trong việc quản lý tổng thể các Tòa nhà Ramboll ở Châu Á.
Ngoài ra, Jessie còn nhận được Chứng nhận Nâng cao của Green Mark (GMAAP) nhằm củng cố mối quan hệ với khách hàng cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cựu nhà báo Jessie Tan.
Mới đây, Jessie Tan đã đăng tải một bài viết chia sẻ quan điểm của bản thân về hiện tượng những người lao động có cuộc sống nghèo khổ bất ngờ "phất lên" chỉ sau vài giờ livestream trên các nền tảng MXH.
Theo cựu nhà báo, trong thời buổi công nghệ điện tử ngày càng phát triển đã dân đến sự hưng thịnh của các nền tảng trực tuyến. Đặc biệt là xu hướng livestream bán hàng cũng từ đó dần thống lĩnh thị trường trao đổi thương mại ở đất nước tỷ dân này.
"Vào buổi tối, một trong những thú vui lớn nhất của tôi là lướt qua Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok. Mặc dù khiếu hài hước của người Trung Quốc và khả năng sáng tạo của họ trong việc tạo ra các video ngắn thực sự thú vị, nhưng đây cũng là một cửa sổ cho những suy nghĩ và cảm xúc của người Trung Quốc địa phương về một số vấn đề," nhà báo Jessie Tan chia sẻ.
Douyin vốn là một nền tảng cho phép những người sáng tạo nội dung đến từ mọi tầng lớp, giới tính, hình ảnh,... tham gia và đăng tải những nội dung về cuốc sống, đời tư cá nhân của mình. Ngoài ra còn có các video livestream bán hàng trực tuyến thu hút rất đông đảo người xem.
Mặc dù chỉ có thể truy cập ở Trung Quốc nhưng Douyin được báo cáo có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và sự đa dạng của nội dung có sẵn trên nền tảng này là không thể tin được.
Giống như TikTok, khi mở ứng dụng Douyin, trang "Dành cho bạn" là trang đầu tiên bật lên, bao gồm nội dung từ những người sáng tạo mà người dùng không theo dõi nhưng thuật toán của ứng dụng cho rằng có thể họ sẽ quan tâm.
Theo chia sẻ từ những người kiếm tiền bằng nghề này thông qua nền tảng, một buổi livestream từ sẽ được tiến hành thường xuyên, định kỳ tùy thuộc theo món hàng mà người đó muốn bán, từ như yếu phẩm hàng ngày cho đến các dạng thực phẩm chức năng.
Vì những người sáng tạo này là người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn hoặc là người giám hộ không có công việc ổn định nên nội dung đó có thể là nguồn thu nhập duy nhất của họ.
Đặc biệt hơn, hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các video của những người nông dân ở các vùng nông thôn hẻo lánh họ cũng tập tành livestream trên nền tảng này.
Theo họ, đây chính là "đầu ra" tốt để bán nông sản của mình đến khách hàng mà không cần thông qua thương lái.
"Công nghệ phát trực tiếp cũng đã mang lại lợi ích cho nông dân. Nông dân thành thạo với những công nghệ này có thể bán sản phẩm của họ trực tiếp cho người tiêu dùng và xây dựng mối quan hệ với các nhà quản lý ngay cả khi họ ở cách xa hàng ngàn dặm.
Người ta thường có cảm tình với những người nông dân lớn tuổi, với làn da rám nắng và nhăn nheo, mỉm cười chân chất dưới những chiếc mũ rơm, có lẽ vì họ khiến khán giả nhớ đến ông bà của họ." Jessie Tan nói.
Cô cho hay ngày nay muốn bắt gặp một người ăn xin, hát rong trên đường phố Bắc Kinh là rất hiếm. Đơn giản vì họ đều đổi đời nhờ vào công nghệ livestream trên mạng trực tuyến.
"Tôi đã từng bắt gặp một người đàn ông chơi đàn nhị và một vài phụ nữ trung niên bán hoa hồng ở Sanlitun, nhưng chỉ có vậy thôi. Bạn sẽ không còn thấy nhiều người ăn xin như trước tại các điểm du lịch nổi tiếng như Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành và Di Hòa Viên nữa".
Có lẽ đại dịch đã khiến việc đi lại và ra ngoài trở nên khó khăn. Số lượng người ăn xin trên đường phố giảm cũng có thể là do các cá nhân hiện đang thoát nghèo tại nhà bằng cách sử dụng công nghệ như livestream trên mạng.
Hơn nữa, khi khả năng kiếm tiền của họ tăng lên, người Trung Quốc có thể ưa chuộng việc mua hàng trực tiếp từ các nguồn thực phẩm mà họ tin là đáng tin cậy và hữu cơ.
Nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng với sự trợ giúp của nhiều nền tảng phát trực tiếp và thương mại điện tử, nguồn thu nhập của một số nông dân đã tăng lên đáng kể, đôi khi lên tới hàng triệu USD/tháng.
Những video tưởng chừng đơn giản này nhưng có thể thu về hàng triệu USD.
"Tôi nghĩ việc này có nhiều cái lợi. Đầu tiên, họ có thể ở trong nhà tương đối thoải mái để chăm sóc người phụ thuộc hoặc được người nhà chăm sóc mà không phải lo lắng bản thân sẽ phải qua đêm ở đâu, có bị đuổi đi bất cứ khi nào hay không.
Thứ hai, họ không còn bị động chờ đợi sự giúp đỡ, lòng hảo tâm của người đi đường mà có thể chủ động tìm kiếm sản phẩm để bán hàng online bằng chính sức mình thông qua các buổi livestream.
Thứ ba, họ có thể tiếp cận nhóm người mua lớn hơn từ khắp Trung Quốc, thay vì số lượng người qua đường hạn chế trên một đoạn phố." Jessie chia sẻ về quan điểm của mình.
Tất nhiên, đây không phải là con số có thể bao hàm tất cả mọi người, bởi vận may này như một "trò may rủi". Có một số buổi phát trực tiếp chỉ thu hút được một số ít người xem và thậm chí có thể không có người mua sau một giờ khuyến mãi.
Điều này cũng khiến những người làm sáng tạo nội dung không thu được khoản tiền nào mặc dù đã đầu tư khá công phu vào chất lượng cũng như hình ảnh của video.
"Theo tôi họ nên có chiến lược rõ ràng nếu muốn tập trung đẩy mạnh việc livestream bán hàng bởi không ai có thể cho bạn tiền mà bạn không mất mát thứ gì đó được. Hãy suy nghĩ về điều đó." Cựu nhà báo bộc bạch.
Tags