Pornhub là một trong những trang web nổi tiếng và phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sản xuất phim người lớn. Khối lượng nội dung của Pornhub khá đồ sộ và đáp ứng được nhu cầu của nhiều người. Nhưng chính vì là “anh cả” trong ngành nên Pornhub cũng trở thành mục tiêu bị chỉ trích hàng đầu của rất nhiều tổ chức nhân quyền hoặc tổ chức tôn giáo. Đâu đó ta có thể nhìn nhận cuộc chiến với Pornhub chính là cuộc chiếm nhằm triệt hạ toàn bộ ngành công nghiệp mại dâm (hợp pháp).
Gần đây nhất, trang web đã bị kiện tụng bởi NCOSE (Trung tâm Quốc gia về Bóc lột Tình dục). Nhà văn Nicholas Kristof năm 2020 từng viết trên tờ New York Times rằng trang web tràn ngập các clip lạm dụng tình dục, ông đồng thời thuyết phục nhiều tổ chức cắt đứt quan hệ với Pornhub.
Hầu hết tin tức về cuộc chiến trên Pornhub tập trung vào một trong hai nhóm nhân khẩu học: nhóm một là nhóm vận động hành lang nhằm mục đích xóa bỏ Pornhub, và thứ hai là nhóm những người hành nghề mại dâm hoặc sáng tạo nội dung, người bị ảnh hưởng bởi nhóm thứ nhất.
Cựu nhân viên không hài lòng với người đứng đầu Pornhub
Mới đây, Netflix vừa phát hành bộ phim Money Shot: The Pornhub Story (2023) do Suzanne Hillinger đạo diễn. Bộ phim tài liệu mong muốn đem đến công chúng một cái nhìn mới hơn về Pornhub. Trong quá trình thu thập dữ liệu làm phim, nhà sản xuất đã mời Noelle Perdue, cựu nhân viên của Pornhub.
Noelle Perdue, một nhà văn và chuyên gia về ngành công nghiệp khiêu dâm, hiện đang viết một cuốn sách về lịch sử của sự kiểm duyệt. Cô là cựu nhân viên của Pornhub nên rất quen thuộc với các hoạt động của trang web
Tự nhận mình là “mọt phim khiêu dâm”, Perdue luôn bị mê hoặc bởi ngành công nghiệp người lớn: “Tôi cảm thấy như đó là cánh cửa mở ra một phần thực sự riêng tư và gần gũi bên trong mình”.
Ban đầu, cô không biết liệu viết kịch bản phim khiêu dâm có phải là một “công việc thực sự” hay không, nên cảm thấy khá hoang mang về định hướng nghề nghiệp của mình, nhưng dần dà cũng tìm được lối đi riêng. Cô bắt đầu tham gia vào ngành với tư cách là người viết kịch bản cho Brazzers, một công ty sản xuất phim khiêu dâm thuộc sở hữu của MindGeek, chủ yếu tập trung vào các phim “khiêu dâm sao chép” (porn parody). Đây là phim khiêu dâm sao chép cốt truyện của những series phim truyện điện ảnh, truyền hình, tác phẩm văn học nổi tiếng.
Perdue sau này gia nhập Modelhub, một công ty con của trang Pornhub trong thời điểm có nhiều biến động. Suốt nhiều năm, những diễn viên phim người lớn đã chỉ trích nền tảng này bòn rút tiền của họ khi cho phép người dùng khác tải lên nội dung mà không có sự cho phép diễn viên.
Công việc của Perdue chủ yếu là tuyển dụng những tên tuổi lớn trong lĩnh vực đóng phim người lớn, nhưng về sau dường như cô trở thành người lắng nghe, tư vấn cho các vấn đề của diễn viên. Cô nhận ra mọi người đều cảm có chung một trăn trở, đó là Pornhub không ra mắt tính năng xác minh bắt buộc (mandatory verification), một tính năng giúp phim của diễn viên không bị vi phạm bản quyền, đồng thời ngăn người khác tải lên nội dung vi phạm - ví dụ như video không có sự chấp thuận của chính diễn viên. “Tất cả những người có liên quan đều rất bực bội vì bên Pornhub đã trì hoãn quá lâu”, Perdue kể lại.
Mặc dù phía người đứng đầu chưa có động thái thực sự đáng kể nhưng nhân viên làm việc trong Pornhub thì rất quan tâm đến quyền lợi của diễn viên. Họ muốn tạo ra một mối quan hệ tích cực giữa người mua kẻ bán.
Trong các bài phát biểu tại các cuộc họp gần đây, các giám đốc điều hành của công ty Pornhub chuẩn bị thay đổi hình ảnh của Pornhub, theo đó họ sẽ không định hình Pornhub là công ty khiêu dâm mà là một công ty công nghệ. Đây là điều mà Perdue cho là đánh tráo khái niệm, không trung thực và thiếu tôn trọng với những người tâm huyết xây dựng trang web ngay từ đầu.
Cô bức xúc cho hay, họ không tương tác với nội dung hoặc diễn viên và những người thực sự kiếm được tiền, giám đốc điều hành thậm chí không biết gì về SESTA/FOSTA, đạo luật nổi tiếng năm 2018 nhằm hạn chế buôn bán tình dục trực tuyến - một hành vi gây nguy hiểm cho diễn viên phim người lớn.
Chán nản với việc Pornhub không thể lắng nghe và thấu hiểu những bất bình của người thực sự đứng đằng sau sự thành công của nền tảng, Perdue rời Pornhub vào năm 2020. Hai tháng sau, bài báo của Nicholas Kristof xuất hiện, gây ra một làn sóng chỉ trích nhắm vào các web khiêu dâm, cáo buộc đưa ra là các web này hỗ trợ và tiếp tay cho nạn buôn bán tình dục. Mặc dù ghét bỏ công ty, nhưng Perdue cũng muốn nhìn nhận công bằng là cáo buộc trên không đúng sự thật. Pornhub thực sự có vấn đề, tuy vậy vấn đề không nằm ở nội dung mà báo chí đã đưa ra.
Chưa hài lòng vì phim của Netflix chưa kể đúng thứ cần kể
Khi đạo diễn Hillinger lần đầu tiên liên hệ với Perdue để tham gia Money Shot, ban đầu cô rất miễn cưỡng, đặc biệt là trước những thông tin tiêu cực về Pornhub và nội dung khiêu dâm nói chung trên các phương tiện truyền thông. Nhưng cô ấy nhận ra tiếng nói của mình có giá trị như thế nào nên quyết định tham gia.
Không phải tất cả những người xuất hiện trong phim tài liệu đều thấy hài lòng về cách dựng phim của Netflix. Chẳng hạn như ngôi sao khiêu dâm Cherie DeVille đã viết một bài khá dài trên tờ Rolling Stone, nói rằng hướng tiếp cận của Money Shot không thực sự rõ ràng, không có bài học cụ thể, sau cùng chỉ góp phần thổi bùng các cuộc tranh luận giữa các bên đối lập. Mặc dù vậy, quá trình làm việc phim với Netflix khá thuận lợi, đoàn làm phim cởi mở với mọi phản hồi từ các diễn viên phim khiêu dâm.
Perdue cũng cảm thấy mâu thuẫn tương tự, cô mong Money Shot có thể cung cấp nhiều hơn nữa những thông tin, mặt tối của đường dây buôn người. Hơn nữa sự phức tạp của quy trình kiểm duyệt trực tiếp cũng nên được đề cập tới. Có một điều là Facebook còn lưu trữ tài liệu về lạm dụng trẻ em hơn nhiều hơn hẳn với Pornhub, theo dữ liệu từ Trung tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích và Bị bóc lột (National Center for Missing and Exploited Children). Nhưng khía cạnh như vậy lại chưa được khai thác triệt để.
Tuy nhiên, cuối cùng, Perdue thừa nhận vấn đề của cô không phải ở Money Shot, mà là trong thực tế có rất ít cơ hội để những người trong ngành công nghiệp tình dục kể câu chuyện của họ trên phương tiện truyền thông. Nói về ý nghĩa của ngành công nghiệp và công việc của mình, Perdue bày tỏ ngành công nghiệp nội dung người lớn không thể phân biệt theo quan điểm nhị phân, tức là không tốt thì xấu, không hay thì dở. Quan điểm mà cô ấy ủng hộ về công việc cũ của mình là “tạo ra một thứ gì đó đầy đủ các sắc thái”.
Tags