- 'Taxi Driver 2' bùng nổ rating, khung cảnh đẹp Việt Nam hiện lên sống động
- Chỉ hát một bài hát, cô gái Việt khiến chàng trai người Đức phải lòng, quyết tâm lấy làm vợ
- Từ 'facelift' quen thuộc bấy lâu trong ngành xe có thể bị thay bằng 'brainlift' và đây là những gì bạn cần biết
- Cặp đôi gây ức chế nhất phim Việt hiện nay: Đã kém cỏi còn ưa hưởng thụ, cũng may nam chính diễn cực ổn
Do bản tính hiếu động và thích khám phá của trẻ em, chỉ cần người lớn không theo dõi sát sao sẽ dễ dẫn tới nhiều tình huống nguy hiểm xảy ra ở ngay chính trong căn nhà mà ta sinh sống.
The Times of India đưa tin, mới đây một cậu bé 18 tháng tuổi đã được cứu sống ngoạn mục sau khi rơi vào chiếc máy giặt đầy nước xà phòng suốt 15 phút. Sự việc xảy ra tại Delhi (Ấn Độ).
Theo các bác sỹ, khi được đưa đến Bệnh viện Fortis ở Vasant Kunj, cháu bé đã bất tỉnh, không phản ứng, lạnh và khó thở.
"Do nước xà phòng khiến chức năng của nhiều cơ quan bé bị tổn hại, bao gồm cả sự mất cân bằng điện giải", Tiến sĩ Himanshi Joshi, chuyên gia tư vấn tại khoa nhi của Bệnh viện Fortis phân tích.
Kể lại sự việc, mẹ của bệnh nhi cho biết, do đang giặt quần áo nhưng mải làm việc khác nên cô đã đi ra khỏi phòng mà quên đóng nắp. Rất có thể, con trai của cô đã trèo lên ghế và trượt vào máy.
Tại bệnh viện, bệnh nhi được sử dụng thuốc kháng sinh và hỗ trợ truyền dịch. Rất thần kỳ, sau 7 ngày hôn mê, bé bắt đầu dần phục hồi và nhận ra được mẹ của mình.
Sau 12 ngày điều trị tích cực, cậu bé được ra viện trong sự vui mừng của tất cả các y bác sỹ.
Có thể nói, tai nạn máy giặt đối với trẻ em không phải là hiếm. Ở Việt Nam, từng có rất nhiều vụ việc tương tự xảy ra, thậm chí phép màu đã không đến như cậu bé người Ấn Độ đã may mắn có được.
Chẳng hạn, năm 2015, trong lúc gia đình không để ý, bé N.M.H 7 tuổi ở phường Phú Mỹ (quận 7, TP HCM) chui vào máy giặt để chơi. Khi cha mẹ phát hiện đưa ra ngoài thì cháu đã tử vong.
Nhận được tin báo của gia đình, công an địa phương đã nhanh chóng có mặt tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân.
Gia đình bé H. cho biết, khi phát hiện em trong máy giặt thì máy giặt không hoạt động và không có nước bên trong. Nguyên nhân ban đầu được xác định tử vong là do ngạt khí.
Ý kiến từ một số gia đình có sử dụng máy giặt lồng ngang cho biết: Loại máy giặt này vận hành bán khép kín, chỉ có nút mở khóa từ bên ngoài, khi hoạt động sẽ có chế độ khóa an toàn để cả trẻ em không mở được cửa máy giặt. Tuy nhiên, khi máy không hoạt động, trẻ nhỏ hiếu động có thể mở cửa để chui vào trong máy giặt chơi.
Trong trường hợp này, khi cửa đóng lại, trẻ sẽ bị mắc kẹt ở bên trong và không thoát ra được. Đây là một bài học thương tâm cũng như là lời cảnh báo đối với các bậc phụ huynh khi vào dịp hè, các bé chơi ở nhà cần lưu ý với các thiết bị sinh hoạt để tránh những trường hợp đáng tiếc như vừa nêu.
Sử dụng máy giặt ra sao để bảo vệ trẻ an toàn?
Để không xảy ra các trường hợp thương tâm, chuyên gia khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên bố trí máy giặt chỗ an toàn. Không đặt máy giặt ở chỗ mà trẻ có thể lui tới. Nhà cao tầng nên để máy giặt trên tầng thượng. Nhà không gian hẹp có thể làm thiết bị bảo vệ như làm khung, lưới hay hàng rào chắn xung quanh máy giặt sau đó khóa lại khi không cần sử dụng máy giặt để tránh trẻ nghịch ngợm.
Không được mở cửa lồng giặt sau khi giặt xong hoặc kê ghế, hộp gần máy giặt vì trẻ em có thể trèo lên máy hoặc chui vào trong lồng giặt. Có thể kê thêm kệ ở dưới để máy cao lên xa tầm với của trẻ. Tốt nhất nên để máy giặt cũng như các dụng cụ khác như lò vi sóng, lò nướng… xa không gian chơi của trẻ. Trước khi giặt cần kiểm tra xem có vật lạ gì bên trong máy không để tránh gặp phải tình huống đáng tiếc.
Điều quan trọng là vẫn cần để mắt đến trẻ. Với những trẻ đã biết nhận thức, cha mẹ nên dạy con về sự nguy hiểm nếu bị ngã, chui vào máy giặt. Hãy nói cho trẻ hiểu quy định nên tránh xa các đồ vật nguy hiểm trong nhà, và cần tuân thủ nghiêm túc bởi chúng có thể làm đau con.
Bên cạnh đó, để an toàn khi sử dụng máy giặt, bạn cần nắm một số nguyên tắc khi dùng máy giặt:
- Khi máy giặt đang hoạt động, không cho tay vào thùng giặt hoặc thò tay vào đáy máy, các bộ phận khi quay có thể gây thương tích.
- Rút phích cắm điện khi không sử dụng máy, để các vi mạch điều khiển không bị hư hỏng do phải ngâm điện trong một thời gian dài.
- Để đảm bảo an toàn, trước ổ cắm điện vào máy, người tiêu dùng nên lắp atomat loại 2 pha. Mỗi khi giặt hay giặt xong, chỉ cần bật tắt automat vừa tiện lợi vừa an toàn vì người sử dụng không phải cầm vào dây cắm điện.
- Không để máy giặt ở nơi ẩm thấp như nhà tắm, nhà vệ sinh, hay ban công nơi bị hắt mưa hay có ánh nắng mặt trời soi trực tiếp vi lâu ngày sẽ làm một số bộ phận được sản xuất bằng nhựa như: nắp máy, dây điện…. hư hỏng do bị oxy hóa.
Nếu trẻ bị ngạt khí do kẹt trong máy giặt, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, hô hấp nhân tạo. Trường hợp trẻ bất tỉnh, hãy đặt nằm nghiêng ở tư thế an toàn, vừa hà hơi thổi ngạt trên đường chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.
Nếu gia đình có con thứ, cha mẹ nên bớt nói 2 câu này, bằng không sẽ bóp nghẹt trái tim trẻTags