- 3 bẫy nghèo đám đông thường vướng phải, chỉ người nhận ra sớm mới có thể thoát nghèo: Năm mới sớm thay đổi cuộc đời lên như diều gặp gió
- Năm mèo không sợ nghèo: Khắc cốt "1 không mượn, 2 không làm, 3 không ăn" cả năm lộc phát, tiền tài chảy về túi
- Nghe người ăn mày chia sẻ “thuật đọc vị” khách hàng để kiếm tiền khủng: Đơn giản nhưng hiệu quả đến 90%, đến cả dân kinh doanh cũng phải ngả mũ nể phục
- Bỏ rơi gia đình 13 năm, có cả con riêng bên ngoài, người đàn ông cầu xin vợ cho quay về và cái kết xứng đáng
- Nghề dọn dẹp thuê trong dịp cuối năm: Kiếm tiền chục triệu/tháng, luôn "đắt show" không ngơi tay
Bớt đi chút đồ không làm cuộc sống bạn thiếu thốn, trái lại còn khiến cuộc sống thêm thảnh thơi nhẹ nhõm hơn.
Khi cuộc sống trở nên bộn bề, con người ta lại tìm đến sự thảnh thơi giữa cuộc đời. Nhịp sống hiện đại lại càng khiến người ta khao khát sự giản đơn, hạnh phúc.
Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, có thể sử dụng rất ít vật chất để tạo ra một cuộc sống cực kỳ chất lượng mới là người chiến thắng cuộc sống thực sự.
Chủ nghĩa tối giản, dù mới xuất hiện, nhưng đang ngày càng trở nên thịnh hành ở Nhật Bản. Đây là phong cách cổ súy ‘sự đơn giản không căng thẳng’. Những người theo chủ nghĩa tối giản Nhật Bản ủng hộ sự đơn giản và ý tưởng "Ít hơn thực ra lại là nhiều hơn".
Bên cạnh đó, người Nhật cho rằng, chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình.
Đa số người Nhật hiện đại thích cuộc sống tối giản, ít vận dụng. Bỏ bớt đồ đạc giúp họ rũ bớt gánh nặng là phải bảo quản, chăm sóc, sắp xếp và nhớ đến sự tồn tại của chúng.
Việc không quá chú trọng vào vật chất giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và tiền bạc để dành cho những điều khác quan trọng hơn trong cuộc sống.
Uri (Bút danh) - người phụ nữ Nhật Bản cũng chọn mô hình sống "ít hơn là nhiều" hướng đến chủ nghĩa tối giản. Trong cuộc sống cá nhân, cô giảm thiểu việc mua sắm, kiểm soát số lượng và phân loại từng vật dụng trong không gian sống.
Thông qua việc lưu trữ và phân loại, bạn có thể chọn những đồ vật thực sự cần thiết, đồng thời loại bỏ những đồ vật không cần thiết và không phù hợp để đạt được trạng thái "đơn giản hóa" trong cuộc sống hàng ngày.
Việc kiểm soát đồ vật sẽ định hình lại mối quan hệ giữa con người và vật chất. Ở trạng thái tối giản, điều này có nhiều khả năng thể hiện sự tinh tế thực sự và sử dụng tốt nhất các đồ vật.
Sau khi xem những bức ảnh tuyệt đẹp về cuộc sống tối giản hàng ngày do cô nàng chia sẻ, không khó để nhận ra rằng chỉ cần từ chối "sự tinh tế rởm" thì cuộc sống mới thực sự tuyệt vời.
Thông qua việc phân loại đồ dùng, bạn sẽ cảm thấy giảm bớt những ham muốn không cần thiết và hiểu đúng nhu cầu của bản thân, giảm mua sắm không hiệu quả, tiết kiệm chi tiêu hàng ngày, giảm lãng phí vật chất.
Trong trạng thái cuộc sống như vậy, chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ ngày một nâng cao.
Với sự hiểu biết, tinh tế hơn về vật chất, cuộc sống có thể trở nên tuyệt vời và chất lượng vượt trội.
Những bài học, lợi ích từ việc sống tối giản
1. Loại bỏ những thứ, những người khiến bạn phiền lòng
Nếu điều gì đó làm bạn chậm lại hoặc không khơi dậy niềm vui trong bạn (có thể là thói quen, thức ăn, con người), bạn chỉ cần từ bỏ nó mà không cần bàn cãi.
Việc giữ lại những điều xấu trong cuộc sống của bạn khó hơn việc loại bỏ nó hoàn toàn. Bằng cách tập thói quen vứt bỏ, bạn đơn giản là không cần phải suy nghĩ về điều đó nữa.
Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta có một lượng ý chí hữu hạn, nhưng nếu chúng ta có thể biến điều gì đó thành thói quen, thì bạn sẽ không cần nỗ lực để duy trì.
2. Yêu thích sự giản đơn
Ở Nhật, phong cách thẩm mỹ tối giản được yêu thích trong tất cả mọi thứ từ nội thất, kiến trúc, thiết kế sân vườn cho đến âm nhạc và thơ ca. Sự tối giản có thể được tìm thấy trong hầu hết các khía cạnh của cuộc sống Nhật Bản.
Coco Chanel nổi tiếng từng khuyên rằng: "Trước khi bạn ra khỏi nhà, hãy nhìn vào gương và cởi bỏ một thứ". Chẳng hạn, khi để lại bớt một chiếc khăn, có thể tạo chỗ cho các phụ kiện khác tỏa sáng.
Trong một ngôi nhà có quá nhiều thứ, sẽ không có gì được làm nổi bật. Nhưng bằng cách tập trung vào và mở rộng không gian âm, những thứ bạn quyết định giữ lại sẽ được ưu tiên và coi trọng.
3. Ăn khi cần thiết
Không chỉ mỗi đồ đạc mà sự tối giản của người Nhật còn được thể hiện ngay cả trong các món ăn. Người Nhật chỉ đơn giản là ăn ba bữa ăn đầy đủ mỗi ngày, không có bữa phụ.
Nếu sống ở Nhật, bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy bất kỳ ai ăn vặt trên đường phố hoặc trên phương tiện giao thông công cộng, điều đó thậm chí còn bị coi là bất lịch sự.
Lý do là bởi những bữa ăn chính của người Nhật đã là quá đủ rồi. Bất kỳ chuyên gia dinh dưỡng nào cũng sẽ cho bạn biết rằng nếu bạn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của mình trong các bữa ăn chính, thì bạn thực sự không cần phải ăn những bữa phụ. Món ăn Nhật Bản trông có vẻ cầu kỳ nhưng thực ra lại rất đơn giản.
Trên thực tế, người Nhật cực kỳ sành điệu mà không cần phải sắm sửa quá nhiều những món đồ thời trang hàng hiệu. Họ chi tiêu cho những thứ quan trọng và có ý thức giữ gìn chúng. Người Nhật luôn lựa chọn vải chất lượng cao và cách mặc đơn giản.
Không chỉ quần áo, người Nhật cũng sẽ làm điều tương tự với những thứ họ mua cho gia đình hoặc vì sở thích. Người dân xứ sở hoa anh đào luôn đề cao chất lượng chứ không phải số lượng.
4. Thời gian một đi không trở lại
Hầu hết ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận, chúng ta đã dành quá nhiều thời gian để "lướt" trên những mạng xã hội như Facebook hay Instagram ngay cả khi chúng không mang lại niềm vui cũng như phần thưởng.
Tin tôi đi, bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu không có chúng.
Chỉ cần nhìn vào những người sống ở trước thời đại bùng nổ của mạng xã hội, bạn sẽ thấy họ hạnh phúc, dành nhiều thời gian hơn cho những người xung quanh mà không cần phải đăng trạng thái về cuộc sống của họ.
Nếu bạn có thể khiến bản thân dành thời gian để làm những việc ý nghĩa, tận hưởng những điều giản đơn trong cuộc sống, bạn sẽ hạnh phúc hơn.
Người không có kế hoạch chi tiêu đừng mơ giàu có: Đây là cách quản lý chi tiêu tối ưu dành cho dân văn phòng, vừa tiết kiệm mà vẫn xông xênhTags