- Sự trỗi dậy của “gia tộc ánh trăng”: Khi người trẻ chọn sống sang chảnh, du lịch vi vu nhưng chẳng thèm tiết kiệm một xu
- Lưu Thiện được nuôi dưỡng 7 năm ở Ngụy quốc, trước khi trở về Tào Tháo đã nói 1 điều đoán được vận mệnh của Thục Hán
- 4 kiểu bạn bè càng thân thiết càng hưởng lợi trăm bề, có 1 bên cạnh như được quý nhân phù trợ, hỗ trợ để thắng lợi trên đường đời
Trong ngày xuân vận đầu tiên, sảnh chờ của các nhà ga trên khắp nước Trung Quốc nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Ngày 7/1, xuân vận - hành trình di chuyển về nhà lớn nhất trong năm chính thức bắt đầu ở đất nước tỷ dân. Không còn kiểm dịch khi hạ cánh máy bay, không còn cách ly, không kiểm tra mã sức khỏe... Là mùa xuân vận đầu tiên sau thời gian Trung Quốc thực hiện chính sách Zero-Covid.
Về nhà ăn Tết là tập tục gắn kết tình thân của Trung Quốc nói riêng và nhiều đất nước châu Á nói chung. Về thăm nhà trong năm mới cũng là sự kỳ vọng quan trọng nhất của nhiều gia đình trong năm.
Trong 3 năm qua, với sự vận động "ăn Tết tại chỗ" ở Trung Quốc bởi nạn dịch hoành hành, nhiều người không thể đoàn tụ với gia đình trong lễ hội mùa xuân. Hiện tại, các quy định chống dịch đã được nới lỏng, dòng người lũ lượt mua vé xe, vé tàu, vé máy bay để về nhà sau một thời gian xa cách hoặc lên đường đi du lịch.
Xuân vận - cuộc di cư hàng năm lớn nhất của con người trên thế giới
Xuân vận Trung Quốc
Xuân vận, còn được gọi là mùa du lịch năm mới ở Trung Quốc với lưu lượng giao thông cực kỳ cao. Xuân vận thường bắt đầu 15 ngày trước Tết Nguyên đán và kéo dài trong khoảng 40 ngày. Hành trình này được gọi là cuộc di cư hàng năm lớn nhất của con người trên thế giới. Vận tải đường sắt Trung Quốc phải “gồng gánh” thử thách lớn nhất trong giai đoạn này, cùng với đó vô số vấn đề xã hội xuất hiện.
Ba yếu tố khiến xuân vận Trung Quốc trở thành cuộc di cư hàng năm lớn nhất:
1. Một trong những truyền thống lâu đời của hầu hết người dân Trung Quốc là đoàn tụ với gia đình trong dịp Tết. Mọi người đi làm hoặc đi học có xu hướng về với gia đình trước đêm giao thừa để ăn bữa cơm đoàn viên.
Kể từ cải cách kinh tế của Trung Quốc vào cuối những năm 1970, các cơ hội kinh tế mới đã xuất hiện. Những nơi như Khu kinh tế đặc biệt và khu vực ven biển giàu có tạo ra vô số cơ hội việc làm.
Do đó, Trung Quốc đã có một cuộc di cư lớn từ nông thôn đến thành thị trong suốt vài thập kỷ qua. Số lượng lao động nhập cư này được ước tính là 50 triệu vào năm 1990 và ước tính không chính thức là 150 triệu đến 200 triệu vào năm 2000. Trong mùa Xuân vận, nhiều người trong số những người lao động này trở về quê nhà.
2. Cải cách giáo dục Trung Quốc đã làm tăng số lượng sinh viên đại học học xa nhà. Kỳ nghỉ năm mới là thời gian sinh viên lũ lượt về nhà ăn Tết.
3. Dịp lễ năm mới là một trong những kỳ nghỉ kéo dài hàng tuần ở Trung Quốc, nhiều người chọn đi du lịch trong thời gian này, càng làm tăng thêm áp lực cho hệ thống giao thông.
Những yếu tố này làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện tại với các hệ thống giao thông liên thành phố hiện tại của Trung Quốc. Mạng lưới đường sắt không đủ để xử lý số lượng hành khách, và không đến đủ địa điểm. Các địa điểm không được phục vụ bằng đường sắt phải dựa vào xe buýt để vận chuyển, phải đối mặt với các vấn đề như thiết bị không đủ và mạng lưới đường bộ.
Xuân vận trở lại sau khi Trung Quốc nới lỏng trong chính sách chống dịch
Từ ngày 8/1/2023, các quy định mới của Trung Quốc đã hủy bỏ việc kiểm tra và cách ly tập trung toàn bộ hành khách sau khi nhập cảnh, loại bỏ kiểm soát số lượng chuyến bay chở khách quốc tế và một loạt các biện pháp để tối ưu hóa việc quản lý giao thông.
Sau khi điều chỉnh chính sách phòng chống dịch bệnh, lưu lượng hành khách xuân vận đã phục hồi đáng kể.
Xuân vận 2023 tại các nhà ga, bến xe ở Trung Quốc mặc dù không đông đúc bằng giai đoạn trước dịch bệnh 2019 nhưng không còn nhiều khâu kiểm dịch khắt khe
"Phân tích sơ bộ cho thấy, tổng lượng hành khách trong dịp Tết ước đạt 2.095 triệu lượt, tăng 99,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 70,3% so với cùng kỳ năm 2019". Từ Thành Quang, phó bộ trưởng giao thông vận tải Trung Quốc, chỉ ra rằng ước tính số lượng người di chuyển về thăm gia đình chiếm khoảng 55% trong tổng hành khách xuân vận, người đi công tác chiếm khoảng 24%, du lịch thương mại chiếm khoảng 10%, nhiều trường cao đẳng và đại học đã được nghỉ trước khi bắt đầu xuân vận.
Để đảm bảo nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán, ngành giao thông vận tải và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch liên quan đã tăng cường hết công suất. "Ngày cao điểm trước Tết Nguyên đán có thể chạy tối đa 6.077 chuyến, ngày cao điểm sau Tết có thể chạy tối đa 6.107 chuyến", người đứng đầu Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc cho biết.
Vạn Hướng Đông, phi công của tổng cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc, cho biết trong thời gian xuân vận 2023, toàn bộ hàng không dân dụng đã bố trí trung bình 11.000 chuyến bay chở khách mỗi ngày, phục hồi khoảng 73% của xuân vận 2019.
Ông Quách Lạc Xuân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu dữ liệu Trung Quốc cho biết: “Đặc điểm chính của xuân vận năm nay là người tiêu dùng mua vé trước khi khởi hành, hiện chưa có giai đoạn cao điểm đi lại rõ ràng. Tổng lưu lượng hàng không dân dụng dự kiến sẽ đạt 70% trước khi bùng dịch, ngày 20/1 hoặc sẽ đạt đỉnh xuân vận năm nay”.
Dòng người nô nức ngược xuôi, xuân vận năm nay được tiếp thêm hơi ấm
Trong ngày xuân vận đầu tiên, sảnh chờ của nhà ga phía Đông Trịnh Châu vô cùng nhộn nhịp.
Bà Lưu, 57 tuổi, một tay xách theo bó khoai mì, một tay xách mấy túi táo tàu, ánh mắt luôn chú ý đến bảng thông tin trên màn hình tại sảnh chờ, sợ nhỡ chuyến tàu về quê.
"Năm nay tôi đến nhà con gái ở Bắc Kinh ăn Tết, công việc của nó tương đối bận rộn, lại thêm dịch bệnh nên đã 2 năm không trở về. Lần này tôi mang cho con bé ít đặc sản quê hương! Năm ngoái tuyến tàu cao tốc được cải thiện, từ Trịnh Châu đến Bắc Kinh chỉ mất 2 giờ 11 phút, đi lại cũng thuận tiện hơn, sau này tôi có thể thường xuyên đi thăm con gái!”, lời nói của bà Lưu tràn đầy hưng phấn không che giấu.
Trong lúc đó, ở phía Bắc Trung Quốc, chuyến tàu du lịch Y687 đang khởi hành từ ga Cáp Nhĩ Tân. Được biết, đây là tour du lịch vòng quanh “thế giới băng tuyết” đầu tiên trong mùa xuân vận năm nay, một số lượng lớn khách du lịch từ Đông và Nam Trung Quốc hứng khởi tận hưởng du lịch sau một thời gian cấm cửa ở nhà.
"Tôi đã muốn đến Đông Bắc ngắm tuyết thật sự trông như thế nào. Nhưng những năm qua vì dịch bệnh nên không thể đi xa. Năm nay chính sách được điều chỉnh, trường học cũng cho nghỉ sớm, tôi sẽ cùng cha mẹ đón năm mới ở đây". Vương Bác Văn, chàng trai 21 tuổi ở Quảng Châu, bị thu hút bởi cảnh tuyết bên ngoài cửa sổ đoàn tàu khởi hành đến Cáp Nhĩ Tân.
"Tôi mua vé xe lúc 2 giờ chiều, nhưng đã đến nhà ga sớm vào buổi sáng, tôi không thể chờ đợi thêm được nữa". Ngày 7/1, tại ga Đông Quảng Châu, anh Lý Kiến Hưng, người sống ở Đại Đồng (Sơn Tây, Trung Quốc) hào hứng nói với phóng viên rằng mặc dù xa nhà không quá lâu nhưng anh nhớ nhà đến da diết.
Số liệu công bố của Ban công tác xuân vận cho thấy, trong ngày 7/1, cả nước Trung Quốc đã vận chuyển 34,736 triệu lượt hành khách, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 48,6% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 38,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Lý Kiến Hưng là một hình ảnh thu nhỏ của hàng chục triệu công nhân rời quê lên tỉnh làm việc. “Môi trường làm việc ở Quảng Châu rất tốt, một tháng có thể nhận được hơn 10.000 NDT (gần 35 triệu đồng), tôi cảm thấy rất hài lòng. Hai đứa con của tôi đều tốt nghiệp đại học và có công việc, giúp chúng chia sẻ áp lực khi sức khỏe của mình vẫn ổn”, Lý Kiến Hưng vui vẻ nói.
“Xa nhà đã một năm rưỡi, có thể đoàn tụ với gia đình thật sự vui đến mức nói không nên lời. Sau khi nghe tin tức mở cửa trở lại, tôi lập tức gọi xe về nhà. Lần này trở về, tôi mang theo cà phê Singapore, thịt lợn thơm ngon, chật cứng cả chiếc vali”, Vương Tông Phi, 55 tuổi, một kỹ sư công trình đã không trở về nhà trong một năm rưỡi vì dịch bệnh.
"Mấy năm nay đi máy bay cũng không có thuận tiện như vậy, hiện tại quả thực là 'đi trơn tru, không trở ngại!". Ngày 8/1, tại nhà ga của sân bay Đại Hưng ở Bắc Kinh, Nhiễm Vũ lên đường cho chuyến công tác cuối cùng trước Tết Nguyên đán.
Theo Nhiễm Vũ, đi công tác là một phần rất quan trọng trong công việc của anh. Trong 2 năm qua, mỗi lần đi máy bay, anh phải đến sân bay trước 3 tiếng để quét mã, đo nhiệt độ, báo cáo và tiếp nhận các biện pháp phòng chống dịch khác, do đó mất rất nhiều thời gian. "Bây giờ lại khôi phục lại chuyến bay không giấy tờ trước đây, đối với hành khách mà nói thật sự thuận tiện hơn nhiều".
Đảm bảo dịch vụ tốt có thể mang lại nhiều hạnh phúc hơn cho hành khách trong mùa xuân vận, trải nghiệm dịch vụ thuận tiện và nhanh chóng không chỉ có thể nâng cao hiệu quả đi lại, mà còn cho phép hành khách tận hưởng tâm trạng vui vẻ trên đường về nhà.
"Mấy năm nay, mặc dù dịch bệnh ảnh hưởng đến việc đi lại của rất nhiều hành khách, nhưng với tư cách là người thường xuyên đi công tác, tôi có thể cảm nhận được từng bước cải thiện trải nghiệm du lịch", Nhiễm Vũ cho biết, hiện nay điều kiện đi lại ngày càng tốt hơn, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, hành khách trong mùa xuân vận cảm thấy vui vẻ hơn.
Được biết, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, ngành đường sắt đã tăng số lượng nhà ga thuận tiện trên toàn quốc từ 80 lên 100 ga, đồng thời thực hiện điện tử hóa toàn diện các khâu kinh doanh bổ sung vé tàu, hành khách không bị thu phí khi làm thủ tục bổ sung vé, thay đổi vé. Ngành hàng không dân dụng cũng tiếp tục tối ưu hóa việc sắp xếp kế hoạch chuyến bay để giảm sự bất tiện cho hành khách đi lại do hủy và trì hoãn chuyến bay.
Mùa xuân vận mỗi năm là một thách thức lớn cho ngành giao thông vận tải Trung Quốc. Từ Thành Quang nói: "Chúng tôi cố gắng hết sức để làm tốt công tác xuân vận năm nay với dịch vụ tốt nhất, và phấn đấu tạo ra một xuân vận an toàn, lành mạnh, thuận tiện và thoải mái".
Nguồn: People
Tags