- Người mẹ 'hy sinh' lá gan cứu con trai 2 tuổi: 'Miễn sao con khỏe, cần người chăm sóc cả đời tôi cũng chấp nhận'
- Chủ quyết không bán nhà cũ dù được đền bù 94 tỷ đồng: Kẹt cứng giữa 2 tòa chung cư, người trong cuộc cầu xin được “riêng tư"
- Không phải penthouse hay duplex, đây mới là "gu nhà" của nghệ sĩ Việt: Diện tích rộng hàng nghìn m2, có căn "4 mặt" là gỗ tự nhiên, tách biệt phố thị xô bồ
- Đau bụng, nôn nhiều sau ăn, người phụ nữ phát hiện mắc ung thư
Một tỷ phú Trung Quốc đang lưu vong tại Mỹ vừa đưa ra thông tin về kế hoạch bán đấu giá "tinh trùng chưa được tiêm phòng vắc xin Covid-19" trên một nền tảng trực tuyến. Đáng nói, bên cạnh nhiều ý kiến chỉ trích thì rất đông người dân lại ủng hộ cuộc giao dịch này.
Tinh trùng "thuần khiết" quý như vàng trắng
"Tinh trùng và trứng từ các chiến binh của chúng tôi sẽ được đấu giá trên nền tảng Gettr từ ngày 1/6 đến 6/6", Quách Văn Quý, nhà tài phiệt Trung Quốc 52 tuổi mới đây đã tuyên bố trong buổi phát sóng trực tiếp hồi tháng 2.
Hiện, ông Quý đang sống tại Mỹ cho biết, đã trữ gần 6.000 trứng và "vài triệu tinh trùng" từ người ủng hộ chưa tiêm vaccine Covid-19.
"Chúng tôi sẽ đấu giá trứng và tinh trùng tốt nhất, trong đó có tinh trùng của chính tôi", ông này giới thiệu, nói thêm giao dịch sẽ được phép thực hiện bằng tiền kỹ thuật số và dành cho người thuộc mọi chủng tộc, sắc tộc.
Phía tỷ phú 52 tuổi tung chiêu rằng, tinh trùng của những người đàn ông chưa được tiêm chủng sẽ đạt chất lượng tốt và nhu cầu người mua rất cao. Từ đó, doanh thu sẽ đạt được nhiều Đôla. Đáng nói, lời quảng cáo này bắt nguồn từ thuyết âm mưu đã bị lật tẩy rộng rãi rằng các mũi chích ngừa Covid-19 gây vô sinh hàng loạt.
Dù chưa biết kế hoạch đấu giá này có được thực hiện hay không nhưng hiện gây nhiều chú ý trên Gettr, nơi người ủng hộ ca ngợi "mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại".
"Cho đi tinh trùng hoặc trứng của người chưa tiêm chủng là cách vinh quang để vươn đến sự giàu có, đồng thời cứu tương lai nhân loại", là một bài đăng ủng hộ Quách trên Gettr. Bài đăng kèm ảnh chụp thông điệp viết tay: "Tinh trùng chưa tiêm vaccine là Bitcoin tiếp theo".
Cuộc trò chuyện trực tuyến cũng đã thúc đẩy niềm tin của những người hoài nghi vắc xin rằng tinh trùng đại diện cho một cơ hội tài chính béo bở.
Một người đăng trên Gettr cho biết: “Tiền thực sự nằm ở tinh trùng chưa được tiêm phòng. Đó là vàng trắng mới".
Trong một dấu hiệu quan tâm khác, cốc và áo phông "tinh trùng chưa được tiêm phòng" đã được bán trên Amazon và eBay.
Lợi nhuận từ sự giả dối
Hồi năm 2015, Forbes từng ước tính Quách Văn Quý sở hữu khối tài sản 1,1 tỷ USD, chỉ ra rằng ông này đã đầu tư vào Pangu Plaza, tổ hợp văn phòng và khách sạn 7 sao ở Bắc Kinh nhìn ra sân vận động Olympic.
Song, từ năm 2014, Quách đã rời Trung Quốc sau khi bị cáo buộc hối lộ và lừa đảo, vào thời điểm chiến dịch chống tham nhũng tại nước này đang diễn ra quyết liệt.
Về phiên đấu giá cũng chưa chắc có được tổ chức hay không, sau khi Quách bị giới chức liên bang bắt ở New York hồi giữa tháng 3 với cáo buộc lừa đảo hàng nghìn người theo dõi một tỷ USD.
John Gregory, biên tập viên mảng y tế của NewsGuard, công cụ đánh giá độ tin cậy của các trang web tin tức, cho rằng "phiên đấu giá sẽ truyền bá thông tin sai lầm rằng vắc xin Covid-19 gây hại cho sức khỏe sinh sản".
"Những người chống vaccine tung tin sai ngay cả khi có rất nhiều nghiên cứu y học cho thấy vắc xin không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam hay nữ", Gregory nói.
Trước đó, một nhóm vận động hành lang do Quách thành lập nhiều lần đưa ra tuyên bố vô căn cứ rằng "vaccine là vũ khí sinh học". Các phụ tá của Quách không trả lời yêu cầu bình luận về phiên đấu giá.
Gettr, công ty mạng xã hội cánh hữu do Quách cấp vốn, cũng không trả lời câu hỏi có được phép tổ chức đấu giá hay không. Trong buổi phát sóng trực tiếp hồi tháng 2, Quách cam kết biến Gettr thành nền tảng toàn cầu đầu tiên về giao dịch tinh trùng và trứng của người chưa tiêm vaccine Covid-19.
Một số nhân viên của Gettr hoài nghi về tuyên bố này, lưu ý có rất nhiều quy định pháp lý đối với việc buôn bán tinh trùng ở những quốc gia khác.
Chẳng hạn, hồi tháng 2, Bộ Y tế Indonesia đã bác bỏ một bài báo bịa đặt được chia sẻ trên Facebook và Twitter nói rằng tinh trùng của những người đàn ông chưa được tiêm chủng "sẽ rất có giá trị trong tương lai".
"Đó chỉ là 'món hàng quý giá' nếu có người tin vào câu chuyện sai lầm rằng tiêm vắc xin Covid-19 có hại cho khả năng sinh sản", Gregory nói. "Cuộc đấu giá đã được tính toán kỹ để những kẻ tung tin về vắc xin kiếm lời từ những tuyên bố bịa đặt".
Tags