Làn da bóng nhờn, dễ nổi mụn luôn là nỗi ưu phiền của rất nhiều cô nàng trong mùa hè. Với cá nhân mình cũng vậy, làn da của mình thuộc tuýp da hỗn hợp thiên dầu, dễ nổi mụn, đặc biệt da bị thâm khá lâu sau khi bị mụn. Trước đây, mình đã đọc và tìm hiểu về các sản phẩm có chứa AHA/ BHA, nhưng càng dùng da mình lại càng gặp phải tình trạng đẩy nhân mụn lên nhiều. Chính vì thế mà mình đã ngưng sử dụng những sản phẩm chăm sóc da kiểu "nặng đô" mà chỉ sử dụng các sản phẩm chiết xuất tự nhiên, dịu nhẹ.
Từ sau khi bị mụn, chu trình chăm sóc da của mình được tối giản khá nhiều:
- Buổi sáng: Sữa rửa mặt chiết xuất gạo - Toner hoa cúc - Serum chiết xuất cà rốt - Kem dưỡng oil free - Kem chống nắng.
- Buổi tối: Tẩy trang - Sữa rửa mặt chiết xuất gạo - Toner hoa cúc - Serum chiết xuất cà rốt - kem dưỡng oil free - Kem chấm mụn.
Cặp đôi sản phẩm mình đã sử dụng khoảng 1 tháng này và thật sự thấy hiệu quả đối với da mụn đó là cặp sản phẩm serum và kem chấm mụn nhà APRILSKIN. Cá nhân mình đánh giá 2 sản phẩm này có giá không quá đắt, dịu nhẹ với da và đặc biệt là hiệu quả mang lại khá ổn áp.
Tinh chất APRILSKIN Real Carrotene Clarifying
Em tinh chất này có thành phần chính gồm:
- Phức hợp cà rốt và Beta-Carotene: Bao gồm 10 ppm nước cà rốt, 10.000ppm dầu hạt cà rốt và 300pm protein cà rốt chiết xuất từ 100% cà rốt nguyên chất giúp làm sáng da.
- Niacinamide: Đây là thành phần giúp chống lại các gốc tự do và củng cố hàng rào bảo vệ da để giữ cho da săn chắc và khỏe mạnh. Niacinamide cũng là thành phần hiệu quả giúp làm mờ vết thâm nám và làm dịu da rất hiệu quả.
- Hyaluronic Acid & Dầu thực vật: Hai thành phần này được biết đến với đặc tính dưỡng ẩm và làm dịu, giúp giảm tình trạng viêm và kích ứng, mamg lại hiệu ứng da căng mọng.
Trải nghiệm khi sử dụng
Chất serum đặc, có màu trắng sữa, điều mình khá thích ở chai tinh chất APRILSKIN này là mùi rất nhẹ, gần như không mùi khi apply lên mặt và thấm cũng khá nhanh. Đối với những nàng nào không thích các sản phẩm để lại lớp finish dính thì đây là sản phẩm mà mình recommend.
Mình sử dụng em tinh chất này liên tục trong 1 tháng, với tần suất 2 lần/ ngày thì thấy hiệu quả rõ rệt trên da như sau: Những đốm thâm mụn ở vùng cằm của mình mờ đi thấy rõ, da vẫn giữ được độ ẩm, không đổ dầu nhiều và không bị kích ứng lên mụn. Tuy nhiên cá nhân mình thấy serum hao hơi nhanh, cũng có thể là do mình sử dụng tận 3 pump cho 1 lần sử dụng nên sau khoảng 1 tháng dùng liên tục đã thấy hao gần nửa lọ 37ml.
Kem chấm mụn Carrotene IPMP™ Clearing Solution
Em kem chấm mụn này có thành phần chính gồm:
- IPMP (Isopropylmethylphenol) - đây là là một đồng phân của thymol - thành phần chính của loại dầu dễ bay hơi từ thực vật. Hoạt chất này không có màu, không có mùi, không vị, không gây kích ứng, phù hợp da nhạy cảm. Theo nghiên cứu, Isopropyl Methylphenol có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn gây mụn. Isopropyl Methylphenol tác động sâu vào bên trong lỗ chân lông, loại bỏ vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó, hoạt chất Isopropyl Methylphenol còn có tính chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ quá trình tái tạo da, chăm sóc da mụn và thâm, làm sáng, đều màu da.
- 2% BHA + PHA giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ bã nhờn và tạp chất dư thừa.
- 1% Zinc Oxide giúp cải thiện nhanh chóng và mờ vết thâm mụn.
- 5% Niacinamide giúp kiểm soát bã nhờn dư thừa và làm sáng các thâm.
Trải nghiệm khi sử dụng
Với một số loại kem chấm mụn mà trước đây mình đã sử dụng, thông thường sẽ làm da xung quanh nốt mụn bị khô, gây bong tróc, tuy nhiên khi sử dụng em kem chấm mụn này thì không còn hiện tượng khô da hay bong tróc nữa.
Điểm cộng cho em chấm mụn này là hiệu quả mang lại rõ rệt, mình sử dụng 2 ngày là nốt mụn xẹp hẳn, không còn đau khi ấn vào nữa, tuy nhiên điểm trừ nhỏ là màu kem vàng đậm, khi bôi lên ra nhìn rất rõ, nên chỉ thích hợp sử dụng buổi tối, không hợp dùng buổi sáng. Nếu vẫn muốn tăng thêm hiệu quả thì bạn có thể sử dụng miếng dán mụn buổi sáng và kem chấm mụn vào buổi tối.
Kinh nghiệm bản thân xử lý da bị mụn
Nên làm sạch 2 lần với sản phẩm dịu nhẹ: Theo nguyên tắc, dù bạn sở hữu làn da thuộc loại nào thì thao tác làm sạch 2 lần là không thể thiếu. Các nàng cần làm sạch da với dầu/nước tẩy trang và sữa rửa mặt để giúp loại bỏ dầu thừa, giải phóng lỗ chân lông, để lại bề mặt da sạch sẽ, thông thoáng. Cũng nên lưu ý, không nên chọn sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, khi chọn mua sữa rửa mặt, nên để mắt tới những sản phẩm dịu nhẹ (không chứa sulfate) để làm sạch hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến lớp màng bảo vệ tự nhiên hay gây khô da.
Không nên bỏ qua kem dưỡng ẩm và kem chống nắng: Chính việc bỏ qua kem dưỡng ẩm lại là nguyên nhân khiến làn da càng tiết dầu mất kiểm soát và nổi mụn nhiều hơn. Cụ thể là khi thiếu hụt độ ẩm thì theo phản xạ, làn da sẽ càng sản sinh thêm nhiều dầu để tự "cứu" lấy chính mình và các nàng biết đấy, quá nhiều dầu thừa không những để lại bề mặt da bóng nhẫy, kém xinh mà còn tạo cơ hội cho mụn sinh sôi nảy nở. Hãy chọn loại kem có ghi chú "non-comedogenic" để không gây bít tắc lỗ chân lông hay sinh mụn.
Tia UV cũng là một trong những tác nhân gây mụn, khiến da khô và tiết dầu mạnh mẽ hơn. Vậy nên, nếu muốn làn da dầu, dễ nổi mụn của mình được bảo vệ toàn diện, trở nên khỏe đẹp và trẻ lâu thì thoa kem chống nắng với chỉ số tối thiểu SPF 30 chính là điều các nàng cần thực hiện mỗi ngày.
Lựa chọn tẩy da chết dịu nhẹ: Dù bận rộn đến đâu thì các nàng cũng đừng quên tẩy da chết với tần suất 1 – 2 lần mỗi tuần để giúp giải phóng lỗ chân lông, cho da thêm thoáng sạch, tươi sáng. Và cũng giống như bước rửa mặt, hãy chọn sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da; và hơn hết, đừng tẩy tế bào chết quá 3 lần/ tuần bởi hành động quá đà này sẽ khiến lớp màng bảo vệ da bị tổn thương, làn da trở nên yếu ớt, nhạy cảm và dễ nổi mụn, tiết dầu mất kiểm soát.
Không nên nóng vội: Việc nóng vội trong quá trình trị mụn sẽ dẫn tới những hành động tiêu cực như nặn mụn hoặc sử dụng vô tội vạ các sản phẩm lên mặt. Lời khuyên chân thành đó là nên kiên trì, da bị mụn cần tối giản hóa các chu trình chăm sóc, sau khi chọn được sản phẩm phù hợp, các nàng nên sử dụng đều đặn và không nên đổi sản phẩm quá nhiều.
Bài & Ảnh: NVCC
Tags