- Về nội dung, sẽ thoải mái hơn trong quá trình sáng tác. Những vấn đề của người trưởng thành sẽ được đề cập sâu hơn, trực tiếp hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện tại việc phân loại khán giả dường như có ý nghĩa ở hình thức thể hiện hơn là nội dung. Nghĩa là các nhà làm phim sẽ thoải mái hơn khi dùng những cảnh sex hay bạo lực hơn mà không lo bị cắt.
* Hiện nay có khá nhiều nhà sản xuất tận dụng tối đa mác 16+ để PR cho bộ phim của mình. Anh đánh giá thế nào về điều này?
- Điều này thì dân mình giỏi, cơ hội và tận dụng các khía cạnh để trục lợi là một lối nghĩ hết sức nguy hiểm. Tôi nghĩ họ không chỉ tận dụng mác 16+ mà còn ăn theo cả những vấn đề đau lòng của xã hội khiến nhiều người có chút lương tri phải cúi mặt. Nhưng không thể trách họ được, xã hội nào thì con người ấy. Rồi mọi thứ sẽ khác, nhưng vẫn vậy, cần có thời gian.
* Theo anh với tình hình phát triển của điện ảnh hiện nay, cần bộ phân loại khán giả chi tiết đến độ tuổi nào là hợp lý?
- Điện ảnh Việt với số lượng phim ít ỏi, lại rất ít những phim nhạy cảm không phải là vấn đề. Việc phân loại khán giả ngày càng cần thiết đối với những phim nhập khẩu. Tôi nghĩ phân loại càng chi tiết thì càng dễ cho những nhà phát hành, họ có thể nhập những phim nhạy cảm hơn không chỉ về hình thức mà còn là nội dung nữa. Chúng ta không phải ở trong một đất nước Hồi giáo hay trong một hình thái xã hội kiểu Triều Tiên, trong một tương lai gần việc cấp nhãn phân loại phim sẽ thay thế hệ thống kiểm duyệt. Vấn đề cuối cùng vẫn là thời gian.
Phân loại tuổi ư? Chúng tôi ủng hộ! Văn Bảy (thực hiện) |
Ngọc Diệp (ghi)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Tags