- Tết đến, cha mẹ nhớ dạy con 5 điều kiêng kị để năm mới vui vẻ, hạnh phúc, tránh những rắc rối không đáng có
- Muốn trẻ lớn lên trở thành người giỏi giang không hề khó, cha mẹ chỉ cần kiên trì làm 3 điều sau, ắt sẽ có kết quả
- Sợ con không có tuổi thơ hạnh phúc, Đan Lê nhủ lòng thực hiện ngay 3 hành động 'vàng' kéo gần khoảng cách con cái và cha mẹ
Trách mắng cần có nghệ thuật, cũng cần đúng lúc đúng chỗ. Trong khi năm hết Tết đến, cần lưu ý những điều sau để tránh làm không khí trong nhà xấu đi.
Trong gia đình, mỗi một thành viên đều cần dành cho nhau sự tôn trọng từ tận đáy lòng. Tôn trọng là việc bố mẹ không xâm phạm đến quyền riêng tư và cảm xúc của con cái, đồng thời, con cái cũng cư xử đúng mực, biết ơn và yêu thương bố mẹ mình.
Để làm được điều này, dù là cha mẹ hay con cái, hãy nhớ lấy “4 không trách, 5 không mắng” để nhà cửa thuận hòa, cả năm êm ấm.
5 điều cha mẹ không mắng con cái
1. Không mắng những điều mà trẻ đã biết hối lỗi
Ông cha ta đã dạy: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Điều này cũng nên được áp dụng trong việc trách mắng con cái. Cha mẹ không nên chì chiết, lặp đi lặp lại những sai lầm của con trẻ.
Khi con đã nhận ra lỗi lầm, hứa sẽ không lặp lại thì cha mẹ nên dừng vấn đề ở đó. Chỉ cần nói đúng cách từ 1-2 lần là trẻ sẽ hiểu ra vấn đề, nếu nói quá nhiều chỉ gây ra tác dụng ngược vì không ai thích bị nhắc nhở, đặc biệt là trong lứa tuổi nổi loạn hay ẩm ương.
Cũng vì lẽ đó, khi vấn đề xảy ra, cha mẹ nên tìm cách giải quyết dứt điểm luôn, không dây dưa quá nhiều. Sau khi giải quyết xong thì không nên nhắc lại, trừ khi trẻ lặp lại lỗi lầm.
Đừng thi thoảng lại lôi chuyện cũ ra để chì chiết, trách móc trẻ. Hành động này vừa làm cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, vừa gây ức chế cho tâm lý của con. Hãy là những bố mẹ biết bao dung và khéo léo trong những tình huống như thế này.
2. Không mắng trong bữa ăn
Trong xã hội hiện đại, bữa ăn là khoảng thời gian hiếm hoi mà cả gia đình quây quần, tụ tập. Do đó, nhiều bậc cha mẹ tranh thủ hỏi chuyện các con, đồng thời trách mắng khi trẻ phạm lỗi.
Tuy nhiên, người xưa có câu: ''Trời đánh còn tránh miếng ăn''. Trong khi ăn uống, tâm trạng và tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tiêu hóa.
Mọi lời phê bình, trách phạt hãy để sau bữa ăn hãng nói. Nếu không, điều đó không chỉ phá hỏng không khí bữa cơm gia đình mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
3. Không mắng mỏ to tiếng ở nơi công cộng
Kể cả người lớn hay trẻ con đều cần có danh dự. Bản thân chúng ta cũng không bao giờ muốn bị chỉ trích ở trước mặt người khác, nhưng khi làm cha làm mẹ, nhiều người lại vô tình quên mất tâm trạng này.
Đôi khi, dù ở trước mặt nhiều người, bố mẹ đã không quan tâm đến cảm giác của con khi bị trách mắng nên lần sau bố mẹ vẫn tiếp tục mắng con. Điều này xuất phát từ suy nghĩ rằng muốn uốn nắn con ngay lúc con làm sai, để con nhớ lần sau không phạm lỗi nữa, hoặc cũng có khi muốn thể hiện cho mọi người thấy sự nghiêm khắc, dạy dỗ con cái đến nơi đến chốn của bản thân.
Thế nhưng bố mẹ lại không nghĩ đến tâm trạng của trẻ. Khi trẻ không cố ý làm sai nhưng cha mẹ lại trách mắng giữa nơi công cộng, trẻ sẽ bị mọi người dòm ngó, xét nét. Điều này khiến trẻ cảm thấy vừa xấu hổ, vừa khiến lòng tự trọng bị tổn thương.
Tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ mất tự tin ở bản thân, đặc biệt là đối với những trẻ đang ở lứa tuổi trưởng thành sẽ hình thành cho chúng thói quen phản kháng lại cha mẹ, cha mẹ nói gì trẻ lại càng làm ngược lại.
4. Không mắng trẻ vào ban đêm
Để có giấc ngủ ngon, trẻ cần duy trì cảm giác thư giãn vào thời điểm trước khi đi ngủ. Nếu bị quát mắng vào lúc này sẽ gây tâm trạng ức chế hoặc tủi thân, khiến trẻ khó vào giấc.
Trẻ không ngủ sâu cũng ảnh hưởng đến trí tuệ, phát triển chiều cao cùng các vấn đề tâm lý khác.
5. Không mắng khi trẻ đang gặp chuyện buồn
Những lời quát mắng vào thời điểm này chỉ khiến cho tâm trạng con của bạn trở nên xấu đi hơn mà thôi. Mặt khác còn tạo thêm áp lực tinh thần cho trẻ. Những áp lực ấy nếu không được giải tỏa kịp thời có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường về sau.
4 điều con cái không trách cha mẹ
1. Không trách cha mẹ buông lời mắng mỏ
Cha mẹ có thương, có lo lắng thì mới sốt ruột, mắng mỏ. Những lời trách mắng đôi khi có thể quá mức, động chạm tới cảm xúc của người nghe, nhưng đó cũng là tấm lòng cha mẹ mong con mình ngày một tiến bộ.
Cha mẹ có trách mắng cũng vì không muốn ta mắc phải sai lầm họ từng mắc, lãng phí tuổi trẻ vào những thú vui vô bổ sẽ làm ta hối hận sau này. Vì người làm cha làm mẹ, ai chẳng muốn con mình giỏi giang, sau này có thể sống no đủ, thoải mái.
2. Không trách cha mẹ nhiều lời
Nhiều người khi trưởng thành thường thấy phiền phức khi cha mẹ nói nhiều. Họ quên mất rằng, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, dạy họ tập đi, tập nói và làm quen với thế giới này.
Thế nên với kinh nghiệm sống của mình, cha mẹ lúc nào mong mỏi có thể chia sẻ cho con cái. Sự thật là chỉ có người quan tâm đến ta mới chịu tốn thời gian mà “nói nhiều” với ta như vậy.
3. Không trách cha mẹ kém cỏi
Khả năng của con người là có hạn, bởi thế nên nếu có điều gì cha mẹ chưa làm được là chuyện hết sức bình thường. Trong nhịp sống hiện đại, thế giới đổi mới từng ngày, không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể bắt kịp ngay. Bởi vậy xin đừng bao giờ oán trách cha mẹ kém cỏi, hãy bình tĩnh và kiên trì để đồng hành cùng họ, giống như cách họ đã dìu dắt bạn trưởng thành.
4. Không trách cha mẹ chậm chạm, đau ốm
Khi cha mẹ già thì sức khỏe chẳng còn được như trước, họ trở nên chậm chạp, già nua đi. Đó là sinh - lão - bệnh - tử, quy luật tất yếu ở đời. Không ai có thể tránh được, cũng không ai đáng bị chê trách vì điều đó.
* Nguồn: Aboluowang
Ngoài tiền lì xì, năm nay cha mẹ có thể mừng tuổi con bằng 2 cuốn sách này: Trẻ sẽ có thêm kiến thức theo 1 cách rất thú vịTags