- Quốc gia nơi người trẻ coi "giấc ngủ" là thứ xa xỉ bậc nhất, làm việc đến kiệt sức chỉ để trả số nợ khổng lồ
- Vì sao các nhãn hàng đình đám luôn tập trung vào người nổi tiếng: Công thức biến thương hiệu xa xỉ trở thành văn hóa đại chúng, nhưng coi chừng ‘chơi dao lắm có ngày đứt tay’
- Versace: Nốt son chói lọi trong bản giao hưởng thời trang, từ thương hiệu xa xỉ bậc nhất đến cuộc thử nghiệm bình dân hóa đầy tranh cãi
Hàng xa xỉ trở thành khoản đầu tư khôn ngoan, vì sao?
Chanel, Balenciaga, Louis Vuitton,... những thương hiệu xa xỉ nói chung không chỉ là những tác phẩm kinh điển vượt thời gian mà còn là một khoản đầu tư tuyệt vời. Theo The Business Of Fashion, những chiếc túi hàng hiệu giữ được giá trị của chúng theo thời gian nhờ vào sự tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu và phong cách cổ điển.
Khi các nhãn hàng xa xỉ hàng đầu tăng giá và thắt chặt phân phối, túi xa xỉ đang được mua bán qua lại giữa các khách hàng. Trong thời kỳ đại dịch, khả năng tiếp cận đến hàng hiệu đã giảm đi do các vấn đề về chuỗi cung ứng. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng mọi người ít có khả năng chi tiền đi ăn nhà hàng (hoặc đi nghỉ) trong thời kỳ đại dịch, và thay vào đó tập trung vào hàng hóa - điều đó đã thúc đẩy nhu cầu đối với hàng xa xỉ, đặc biệt là ở khía cạnh bán lại.
Về lý thuyết, đầu tư vào hàng xa xỉ luôn là một lựa chọn tốt
Ngay cả khi một số hàng hoá cao cấp có thể giảm dần giá trị theo thời gian, phần lớn hàng hoá xa xỉ “thực sự” vẫn tăng lên hoặc ít nhất là ổn định theo thời gian. Đối với một số mặt hàng, giá trị “cảm nhận” (the perceived value) có thể tăng vọt làm cho các khoản đầu tư sinh lời hơn. Giá trị tiền tệ của bất kỳ hàng hoá nào tại một thời điểm nhất định phụ thuộc vào giá trị cảm nhận của nó tại thời điểm đó.
Giá trị cảm nhận có thể hiểu đơn giản là giá trị của một sản phẩm dựa trên mức độ khách hàng muốn hoặc cần nó, chứ không phải dựa trên giá trị thực (chi phí sản xuất ra sản phẩm). Đó là “con số” vô cùng mong manh có thể dao động tuỳ thuộc vào các biến số như độ nổi tiếng của thương hiệu hiện tại, chất lượng cảm nhận của mặt hàng, độ hiếm, độ “cổ” cũng như nhu cầu thị trường hiện tại,...
Thị trường hàng hiệu thường được kích thích bởi một cộng đồng lớn các nhà sưu tập và sự hợp tác giữa các thương hiệu cao cấp với nhau. Một trong những ví dụ về sự hợp tác “giới hạn” này có thể kể đến Dior x Jordan và Prada x Adidas. Vì là các mặt hàng “limited”, các sản phẩm này thường được săn lùng trên “chợ đen”. Chúng có thể được bán lại với giá 300% ngay sau khi ra mắt.
Khi nói đến các khoản đầu tư xa xỉ, chúng ta thường nghĩ ngay đến túi xách - vốn chiếm vị trí tối cao. Cụ thể là những chiếc túi xách được thiết kế bởi những “kẻ khổng lồ” của ngành thời trang. Ví dụ, vào năm 2016, một chiếc túi Hermès Himalayan Birkin, với màu vàng trắng và trang trí kim cương, được bán với giá 372.600 USD. Những mức giá đáng kinh ngạc này không chỉ vì thương hiệu mà là do nguồn cung được kiểm soát chặt chẽ. Chỉ khoảng 12.000 chiếc Túi Birkin đó được sản xuất trong một năm và chỉ được bán cho khách hàng “VIP”. Tức là không phải bạn có tiền muốn là mua được. Sự uy tín và khan hiếm này đã giúp Hermès Birkin Bags tăng giá trị trung bình hàng năm là 14,2%.
Bên cạnh đó, cũng có thể kể đến chiếc túi Chanel khi chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, nó đã tăng giá 4 lần trong vòng 1 năm. Những mẫu hot như trong BST Classic Flap Bag Medium cũng đã tăng gần 85% từ năm 2019. Mức tăng bền vững, có thể nói là hơn bất kỳ khoản đầu tư nào trên thị trường. Người ta thường chia sẻ rằng lợi nhuận đi kèm rủi ro nhưng đầu tư túi hiệu có lẽ chỉ có lợi nhuận bền vững còn rủi ro được hạn chế đến mức tối thiểu.
Túi thiết kế có giá cao hơn khi bán lại
Túi thiết kế là một danh mục riêng biệt tại các nhà đấu giá xa xỉ như Sotheby's và Christie's. Theo một báo cáo từ The RealReal - một thị trường trực tuyến cho hàng hóa xa xỉ - mức giá mua lại đã tăng 26% trong năm 2022, với Hermès, Louis Vuitton và Chanel có giá cao nhất, lên tới 55% so với giá bán lẻ ban đầu.
Một phần của điều này là do các trang web trực tuyến như The RealReal, Hardly Ever Worn It và Rebag đã mọc lên trong vài năm qua. Sự thành công của các trang web này cho thấy nhu cầu đối với các cửa hàng trực tuyến bán các mặt hàng xa xỉ. Bởi vì nhiều thương hiệu đắt đỏ chỉ bán ở các cửa hàng trực tiếp, gây khó khăn cho những khách hàng mong muốn mua sắm nhanh.
“Với một số ít thương hiệu đang đứng ngoài TMĐT, họ không có khả năng tiếp cận tương tự từ thị trường sơ cấp nếu bạn không mua sắm tại cửa hàng” Kelly McSweeney, giám đốc bán hàng tại The RealReal chia sẻ. Điều đó vô tình mở đường cho việc bán lại, nơi mọi người có thể nhận được sự hài lòng ngay lập tức đó.
Gen Z kiếm lợi nhuận từ các mặt hàng thương hiệu xa xỉ
Trên thực tế, như Bloomberg đã chỉ ra, Gen Z đã tìm ra cách “hack” lạm phát bằng cách “mua sắm để bán lại” các thương hiệu xa xỉ. Một báo cáo bán lại đồ xa xỉ năm 2022 của The RealReal đã lưu ý rằng “thị trường thứ cấp - nơi mua đi bán lại giữa thay vì mua trực tiếp từ nhãn hàng - cho đồ xa xỉ đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay, chủ yếu là ở Gen Z và Millennials".
Bloomberg gợi ý rằng những người trẻ từ 25 tuổi trở xuống coi mua sắm xa xỉ là một “môn thể thao”, nơi họ có thể có được những thứ tốt nhất và bán lại với giá cao hơn giá họ đã trả, từ đó kiếm được lợi nhuận.
Trên thực tế, cách đây không lâu, một báo cáo cho thấy đầu tư vào một chiếc túi xách xa xỉ tốt hơn đầu tư vào vàng. Như Bag Hunter đã lưu ý trong phân tích của họ, ví dụ, một chiếc túi Hermès Birkin đã tăng giá trị lên 500% trong 35 năm qua và là “khoản đầu tư an toàn hơn so với thị trường chứng khoán trong lịch sử”.
Trong một bài báo tháng 2/2022 được xuất bản bởi Money Week lưu ý rằng có nhiều cách thực tế để kiếm lợi nhuận khi các mặt hàng xa xỉ tiếp tục tăng vọt về mức độ phổ biến. Đầu tiên là thực tế là các thương hiệu xa xỉ đã tạo dựng được danh tiếng trong một thời gian dài - chúng là những biểu tượng địa vị mà mọi người mong muốn, đặc biệt là khi có rất nhiều người nổi tiếng quảng cáo cho chúng. Thứ hai, hàng thiết kế đang bắt đầu thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trẻ tuổi.
Tags