- Tỷ phú Facebook Mark Zuckerberg đón người con thứ 3: 'Rich kid' nhí mới chào đời đã gây bão, có khả năng không được thừa kế tài sản từ cha
- Thực đơn trong đám cưới hào môn của hot girl Linh Rin và con trai tỷ phú có gì?
- Đây là câu nói đầu tiên của Linh Rin dành cho con trai tỷ phú sau lễ cưới lộng lẫy
Để trở thành những vị tỷ phú thành công đều phải trải qua lao động, bởi vậy trong cách giáo dục con cái, các vị tỷ phú cũng để con thấm nhuần nhiều bài học khắt khe.
Cách giáo dục nghiêm khắc, đề cao lao động, chăm chỉ học hỏi để trau dồi kiến thức của các tỷ phú khiến ta hiểu được rằng: Dù bạn là ai đi chăng nữa, nếu không cố gắng, bạn sẽ chẳng có gì trong tay bởi không có thành công nào là miễn phí.
Là những doanh nhân, tỷ phú giàu có, bên cạnh sự nghiệp vẻ vang, không ít tỷ phú được nhiều người ngưỡng mộ với cách giáo dục con cái thành tài. Nhiều người vẫn giữ suy nghĩ những người con sinh ra trong gia đình danh giá, có bố mẹ là tỷ phú, nghiễm nhiên sẽ sống sung sướng, ít phải vất vả làm việc chăm chỉ và được kế thừa cơ nghiệp. Nhưng trên thực tế, điều này hoàn toàn không xảy ra với cách dạy con của nhiều tỷ phú, đặc biệt ở Việt Nam có tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tỷ phú Trần Đình Long… Cả 2 vị tỷ phú đều rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, đề cao việc con phải chăm chỉ lao động, rèn luyện, tu dưỡng năng lực của bản thân, nếu muốn làm việc trong doanh nghiệp của bố thì phải “học việc”, “làm từ nhỏ mà lên”.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Phải lao động, không làm được thì ‘để người khác’
Trong một bài phỏng vấn được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ vào năm 2019, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thẳng thắn chia sẻ chuyện “ươm mầm” và cách giáo dục con cái: “Quan điểm của tôi là các cháu phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải rèn luyện. Như cậu con trai đầu, ngày xưa ở bên Ukraine sân nhà tôi rất rộng, đến mùa hè tôi mua một xe gạch về đổ xuống sân. Cháu và mấy đứa bạn nữa cứ chở từ đầu này đến đầu kia sắp xếp xong là được 100 USD, cứ như vậy làm miệt mài cả mùa hè. Ngay bây giờ cũng thế, cũng phải lao động. Như con bé út nhà tôi bây giờ cũng thế, ăn cơm xong là phải đi dọn bát, làm việc nhà.
Quan điểm của tôi là không bắt sau này các con phải ôm công việc của bố. Các con yêu thích và có năng lực đến đâu thì làm đến đấy, không thì thôi, không thể hủy hoại cái sự nghiệp mà bao nhiêu người tâm huyết xúm lại làm mới ra được. Ngay cái anh này (ông khoát tay chỉ cậu con trai đầu đang ngồi bên cạnh mình) bây giờ cũng phải đi làm hùng hục, đi công tác suốt ngày, đi xuống cơ sở ngồi làm, không thể khệnh khạng được”.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng có 3 người con, 2 con trai và 1 con gái. Chia sẻ về cách dạy con của mình với Vnexpress, vị tỷ phú cho biết, với con trai, ngoài dùng tình thương, ông còn nghiêm khắc để luôn tạo cho các con những cơ hội để thử thách.
Với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong công việc, không có sự phân biệt giữa người ngoài hay người nhà mà chỉ có sự khác biệt giữa người làm tốt và người làm không được việc. Tỷ phú nói với Vnexpress: “Nhưng trong công việc, người ngoài hay người nhà như nhau. Làm tốt, tôi sẽ tạo sân chơi hết sức. Còn không được, vui lòng tránh ra để người khác làm”.
Vốn là một người bố tỷ phú, thành công, được người đời ngưỡng mộ, nhưng tỷ phú Phạm Nhật Vượng khi làm cha lại không đặt nặng việc con phải thành công, phải “làm cái nọ cái kia”. Điều quan trọng nhất mà ông hy vọng ở các con mình là “muốn chúng luôn là người tử tế”.
“Với tư cách người bố, tôi muốn để lại tình thương yêu vô bờ bến, và quan trọng nhất là muốn chúng luôn là người tử tế, chứ không yêu cầu con cái phải làm cái nọ cái kia. Tôi cũng không dứt khoát cứ phải cha truyền con nối. Vì nếu con không làm được hoặc không muốn làm mà mình bắt ép thì chúng khổ. Con đẻ và con nuôi đều như vậy”, ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ với Vnexpress.
Tỷ phú Trần Đình Long: Không có sự ưu ái cho ‘con ông cháu cha’
Không chỉ tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ‘vua thép’ Trần Đình Long cũng từng chia sẻ rằng không có sự ưu ái nào cho con trai ông khi làm việc tại tập đoàn, ông rất ghét chuyện ‘con ông cháu cha’, con muốn làm cũng phải có năng lực, đi dần dần, từ nhỏ mà lên. Trong một bài phỏng vấn trên Trí thức trẻ, ông Trần Đình Long cho biết: "Tôi cũng hướng con vào đây nhưng có làm được hay không thì không phải do mình, mà là do con. Hơn nữa, con tôi muốn làm cũng phải từ nhỏ mà lên, chứ không thể nghiễm nhiên ngồi ngay vào vị trí cao cấp. Cái đó ở Hòa Phát là không có đâu!".
Chia sẻ với Tiền Phong về chiến lược đào tạo và lựa chọn người kế cận tại Hòa Phát, ông Trần Đình Long khẳng định “đảm bảo 100% không có bất cứ ưu đãi nào cho các ‘con ông, cháu cha’ ở tập đoàn". Điều trước tiên được vị tỷ phú chú trọng trong việc đào tạo thế hệ kế cận cho tập đoàn là việc học hành tử tế.
Ông cho biết, tại Hòa Phát, “con ông, cháu cha” cũng phải vào làm việc như những người bình thường, chứng minh năng lực qua công việc thực tế. Không có chuyện vào làm lãnh đạo ngay và có thăng tiến, vươn lên được hay không phải do năng lực của bản thân.
Thực tế, bản thân con trai của ông Trần Đình Long khi vào công ty của bố mình được 2 năm vẫn là một nhân viên vật tư.
“Tại Hòa Phát, sự hỗ trợ của bố mẹ là không có, phải chứng minh bằng năng lực thật sự. Không có chuyện “con ông, cháu cha” một mình đi làm một giờ hay thế này thế khác. Đều phải đi làm như người bình thường. Đến giờ lên ăn cơm tập thể như bình thường. Tôi đảm bảo 100% không có bất cứ ưu đãi nào cho các “con ông, cháu cha” ở tập đoàn”, tỷ phú Trần Đình Long từng chia sẻ với Tiền Phong.
Tags