Các chuyên gia tìm thấy di chiếu truyền ngôi của hoàng đế Khang Hi, bí ẩn soán ngôi của Ung Chính cuối cùng cũng được làm sáng tỏ.
Vào thời phong kiến, việc lựa chọn người kế vị ngai vàng luôn được coi là vấn đề trọng đại, quyết định đến sự ổn định của một quốc gia. Thế nhưng ngai vàng chỉ có một nên việc giành quyền kế vị là một cuộc chiến không hề đơn giản.
Trong lịch sử Trung Quốc, cuộc chiến tranh giành ngai vàng nổi tiếng nhất diễn ra vào những năm cuối đời của hoàng đế Khang Hi (1654 - 1722) thời nhà Thanh. Sử gọi là "Cửu tử đoạt đích". Cụ thể, đây là cuộc chiến tranh giành ngai vàng giữa 9 vị hoàng tử.
Lúc sinh thời, Khang Hi được đánh giá là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thế nhưng lúc cuối đời ông lại phải tận mắt chứng kiến cảnh các con trai của mình tranh giành ngai vàng. Hoàng đế Khang Hi có nhiều con trai. Tuy mỗi người đều có khuyết điểm riêng nhưng hầu hết đều là các hoàng tử tài giỏi, được dạy bảo cẩn thận ngay từ khi còn nhỏ.
Sau khi Dận Nhưng bị phế bỏ, ngôi vị thái tử bị bỏ trống. Điều này dẫn tới việc các vị hoàng tử kéo bè kết cánh và mưu hại lẫn nhau để tranh giành ngôi vị thừa kế.
Theo dã sử và văn hóa lưu truyền trong dân gian, Khang Hi muốn truyền ngôi cho hoàng tử thứ 14 của mình là Dận Trinh, nhưng tứ hoàng tử là Dận Chân (tức Ung Chính) với sự giúp đỡ của thừa tướng nên đã làm sai lệch di chiếu của hoàng đế. Cụ thể, theo dã sử, Ung Chính đã thay đổi di chiếu truyền ngôi vị hoàng đế cho hoàng tử thứ 14 thành hoàng tử thứ 4.
Vậy, hoàng đế Ung Chính có thực sự soán ngôi vị hoàng đế?
Thế nhưng, hiện nay, bản gốc di chiếu của Khang Hi đã được các nhà khảo cổ tìm thấy và chứng minh hoàng đế Ung Chính vô tội. Cụ thể, trong di chiếu ghi rõ Ung Thân Vương (tước vị của Ung Chính khi đó), con trai thứ tư, là người xứng đáng kế vị ngai vàng và trở thành hoàng đế. Điều này cho thấy rằng Ung Thân Vương Dận Chân đã lên ngôi hoàng đế một cách danh chính ngôn thuận.
Di chiếu của hoàng đế Khang Hi trước khi qua đời được chia thành 3 phần. Theo đó, phần đầu tiên là triết lý làm việc của Khang Hi. Phần thứ hai có những thông tin chi tiết về việc chọn người kế vị là Ung Thân Vương hoàng tứ tử Dận Chân. Đây cũng là phần quan trọng nhất của di chiếu. Phần thứ ba là các quy định có liên quan đến tang lễ.
Theo quy định của nhà Thanh, di chiếu của hoàng đế sẽ được soạn thảo bằng cả tiếng Hán và tiếng Mãn Châu. Như vậy, cho dù Ung Chính cố gắng làm sai lệch di chiếu thì cũng không có khả năng. Bởi nếu thay đổi tên người kế vị thì cần phải sửa đổi ở cả phần tiếng Trung và tiếng Mãn Châu (khó viết).
Kể từ thời hoàng đế Ung Chính, di chiếu sẽ được đặt trong một chiếc hộp và để sau bức hoành phi "Chính Đại Quang Minh". Đây là bức hoành phi được treo ở chính điện của cung Càn Thanh, do đích thân Thuận Trị Đế đích thân ngự bút.
Di chiếu được viết thành 2 phần. Cụ thể, một phần đặt trong chiếc hộp để phía sau bức hoành phi "Chính Đại Quang Minh", một phần khác được hoàng đế đặt ở bên cạnh người đến khi băng hà để tiến hành đối chiếu. Sau đó, các quan đại thần sẽ lấy di chiếu ra để tuyên bố người kế thừa ngôi vị hoàng đế.
Sự lựa chọn hoàn hảo của hoàng đế Khang Hi
Những ghi chép trong bản di chiếu của Khang Hi cho thấy việc Ung Chính kế vị là việc danh chính ngôn thuận. Ngay cả trong chính sử của nhà Thanh, việc lựa chọn Ung Chính là người kế vị của hoàng đế Khang Hi được đánh giá là lựa chọn đúng đắn và hoàn hảo. Bởi thực tế Ung Chính là một vị hoàng đế tốt. Ông siêng năng, cần kiệm và có những chính sách chống tham nhũng quyết liệt. Trong hơn 10 năm trị vì đất nước của Ung Chính, người dân có cuộc sống ổn định và thịnh vượng.
Chính hoàng đế Ung chính là người mở đường cho sự thịnh trị kéo dài gần 150 năm tiếp theo của nhà Thanh. Không quá khi nói rằng không có Ung Chính thì không có cái gọi là Khang Càn thịnh thế, giai đoạn phát triển đỉnh cao của triều đại nhà Thanh.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sina, Baidu
Tags